Đánh đấm chưa lâu, Pantsir-S đã bị hất cẳng: Vì sao lạ thế?

Được tung hô, quảng cáo suốt nhiều năm về khả năng tác chiến 'khủng', thế mà chỉ sau một thời gian sử dụng Quân đội Nga đã muốn loại bỏ Pantsir-S và cả chương trình đang phát triển Pantsir-M.

Thật vậy, theo truyền thông Nga, quân đội nước này muốn có một hệ thống phòng không ít rắc rối, tiên tiến và tiết kiệm chi phí hơn để thay thế cho tổ hợp phòng không tự hành Pantsir-S (NATO định danh SA-22 Greyhound) trên đất liền và trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia

Thật vậy, theo truyền thông Nga, quân đội nước này muốn có một hệ thống phòng không ít rắc rối, tiên tiến và tiết kiệm chi phí hơn để thay thế cho tổ hợp phòng không tự hành Pantsir-S (NATO định danh SA-22 Greyhound) trên đất liền và trên tàu chiến. Nguồn ảnh: Wikipedia

Theo nguồn tin "ẩn danh" từ Bộ Quốc phòng Nga, Lục quân và Hải quân Nga không hài lòng với hệ thống phòng không Pantsir-S. Đây thực sự là thông tin gây bất ngờ vì tuổi đời phục vụ của Pantsir-S là chưa quá lâu nếu so với các tổ hợp phòng không cũ hơn như Tor, Osa, Strela. Nguồn ảnh: Wikipedia

Lý do dẫn tới sự "hắt hủi" này được cho là hệ thống phòng không Pantsir-S không hiệu quả trong quá trình thực chiến tại Syria. Cụ thể, người ta đã phát hiện một số lỗ hổng kỹ thuật của tổ hợp vũ khí này khiến nó bị không quân Israel hủy diệt trong sự bất lực. Nguồn ảnh: Wikipedia

Radar của Pantsir-S cũng bị cho là không thể bắt kịp - theo dõi - khóa mục tiêu kích thước nhỏ như UAV và đạn chính xác cao. Nguồn ảnh: Wikipedia

Trong ảnh, hệ thống trinh sát – ngắm bắn trên máy bay Israel “khóa cứng” tổ hợp Pantsir-S ở Syria. Kíp chiến đấu hoàn toàn không thể làm gì, bất lực để tổ hợp vũ khí triệu đô của họ tan xác. Nguồn ảnh: Wikipedia

Sự thất bại của Pantsir-S cũng khiến phiên bản Pantsir-M “chết yểu” khi mà nó có nguy cơ cao bị Hải quân Nga từ chối khi còn chưa được lên bất kỳ tàu chiến nào. Hiện tại ngoài tính năng kỹ thuật bị chê bai thì Pantsir-M còn bị cho là quá đắt đỏ. Nguồn ảnh: Wikipedia

Pantsir-S1 từng được giới thiệu là tổ hợp phòng không tự hành cự ly trung bình hiện đại nhất của Nga. Nó được thiết kế để phòng không điểm bảo vệ các cơ sở quân sự - công nghiệp trước các loại máy bay, đạn chính xác, tên lửa hành trình, UAV tấn công đường không ở thấp thấp, cự ly gần... Nguồn ảnh: Wikipedia

Đơn giá một tổ hợp vũ khí từ 13-14 triệu USD/hệ thống, ước tính 200 hệ thống đã được chế tạo từ 2008 tới nay. Khoảng 1/2 trong số đó dành cho Quân đội Nga, phần còn lại được bán cho 9 nước khác. Việc chính Quân đội Nga tính tới từ chối Pantsir-S có thể ảnh hưởng tới doanh số. Nguồn ảnh: Wikipedia

Pantsir-S được trang bị hai loại radar gồm: đài mạng pha trinh sát có tầm hoạt động 32-45km; đài mạng pha bám bắt có tầm trinh sát 24km, bắt tối đa 20 mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa hạ 3 mục tiêu cùng lúc. Nguồn ảnh: Wikipedia

Cấu hình một hệ thống Pantsir-S gồm hai khẩu pháo tự động 2A38M 30mm và 12 đạn tên lửa phòng không 57E6. Trong đó, hai khẩu 2A38 đạt tốc độ bắn tổng 5.000 phát/phút, tầm bắn từ 200m tới 4km, độ cao từ 0m tới 3km. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đạn 57E6 đạt tầm bắn 20km, độ cao tác chiến đến 15km, mang đầu nổ phá mảnh 20kg. Nguồn ảnh: Wikipedia

Đạn 57E6 dùng hệ thống dẫn đường vô tuyến. Nguồn ảnh: Wikipedia

Video Pantsir-S1 tác chiến. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/danh-dam-chua-lau-pantsir-s-da-bi-hat-cang-vi-sao-la-the-1223229.html