Đang phẫu thuật cho hai bé sơ sinh 1,5 tháng tuổi dính liền phần bụng tại TP.HCM

Ngay từ trong bụng mẹ, hai bé sơ sinh đã được các bác sĩ bệnh viện Từ Dũ phát hiện dính liền phần bụng. Sau sinh các bé được chuyển về bệnh viện Nhi đồng 1 để theo dõi và tiến hành phẫu thuật tách rời.

Bác sĩ chia sẻ thông tin về ca phẫu thuật.

Sáng 2/10, BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện đang tiến hành phẫu thuật tách rời cặp song sinh (1,5 tháng tuổi) dính liền nhau ở phần bụng.

Đây là ca phẫu thuật dính liền nhỏ nhất từ trước đến nay tại bệnh viện.

"Đây là 2 bé nữ song sinh dính liền phần bụng, từ chỗ mũi ức đi xuống, khến gan bị dính. Trong thời gian mang thai, hai bé đã được chuẩn đoán và theo dõi suốt cùng bệnh viện Từ Dũ.

Sau khi thai phụ được mổ bắt con, hai bé được đưa về bệnh viện Nhi đồng 1 để phối hợp theo dõi, nuôi dưỡng và tiến hành phẫu thuật tách rời", bác sĩ Hiếu chia sẻ.

Cặp song sinh dính liền phần bụng.

Cặp song sinh dính liền phần bụng.

Ba vấn đề khó khăn với ca mổ, được bác sĩ Hiểu cho biết, do bệnh nhi quá nhỏ, nên các bác sĩ phải thật khéo léo, tinh vi để khâu cắt gan cho bệnh nhi.

"Khó khăn thứ nhất là các bác sĩ phải đối phó với vấn đề dễ chảy máu, vì trẻ nhỏ 1 tháng tuổi, nên gan bé dễ vỡ, dễ chảy máu.

Thứ 2 xử lý nhánh cửa trong gan làm sao cho an toàn, tránh chảy máu nhiều, nếu chảy máu tầm 80 100cc ảnh hưởng huyết học của bé. Do đó cần kiểm tra để khâu cắt gan thật tốt, kiểm soat, khống chế hệ mạch máu thông nối giữa hai bên với nhau thật tốt.

Thứ ba là đối phó với việc thiếu da phần ngực sau phẫu thuật, nên bác sĩ cần phải phủ da lại cho bệnh nhi, đây là kỹ thuật rất khó khăn", bác sĩ Hiểu khẳng định.

Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ những khó khăn phải đổi mặt với ca mổ.

Cũng theo bác sĩ Hiếu, ca mổ phẫu thuật gồm 16 y bác sĩ, nhân viên, dự kiến ca mổ kéo dài tầm 4 giờ.

Đối với các ca song sinh dính liền thường chăm bé đến 3 - 4 tuổi mới mổ. Nhưng ca này bệnh viện đã cân nhắc nhiều. Và thời điểm này, các vấn đề như điều kiện kỹ thuật gây mê, hồi sức thiết bị hỗ trợ phẫu thuật của bệnh viện được đáp ứng nên có thể mổ sớm.

Bác sĩ Hiểu chia sẻ thêm, đây là ca mổ trẻ sơ sinh nhỏ nhất đối với dị tật này. Nếu trì hoãn sẽ nguy hiểm cho bé còn lại, đồng thời ảnh hưởng tâm lý người nhà.

Báo Người Đưa Tin sẽ tiếp tục thông tin

Lành Nguyễn

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/dang-phau-thuat-cho-hai-be-so-sinh-15-thang-tuoi-dinh-lien-phan-bung-tai-tphcm-a451193.html