Dàn vũ khí tối tân tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5

Hơn 12.000 quân nhân, 191 đơn vị thiết bị quân sự mặt đất, 70 máy bay tham gia lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5.

Khối đầu tiên trong số hơn 190 phương tiện vào quảng trường Đỏ gồm các thiết bị thời Thế chiến II. Xe tăng T-34-85 - loại xe tăng tốt nhất ở mặt trận phía Đông trong Thế chiến II.

Khối đầu tiên trong số hơn 190 phương tiện vào quảng trường Đỏ gồm các thiết bị thời Thế chiến II. Xe tăng T-34-85 - loại xe tăng tốt nhất ở mặt trận phía Đông trong Thế chiến II.

Là bản sửa đổi cuối cùng của xe tăng T-34 năm 1943, phương tiện cho phép lắp một khẩu 85 mm mạnh hơn, tăng đáng kể hiệu quả chiến đấu của xe tăng so với thế hệ trước của nó là T-34-76.

Dẫn đầu đoàn các phương tiện hiện đại tiến vào quảng trường Đỏ là các xe bọc thép Typhoon PVO và Typhoon VDV. Xe bọc thép Typhoon-PVO được thiết kế trên cơ sở Typhoon-VDV dành cho lính dù, tính chuyên dụng cao, dùng để vận chuyển các xạ thủ cùng với hệ thống tên lửa phòng không di động (MANPADS). Xe nhẹ, tự bảo vệ với vỏ giáp có khả năng chống đạn. Cấu trúc xe cũng cho phép lắp đặt nhiều loại thiết bị.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3M. T-72B3M có động cơ 1130 mã lực, mạnh hơn T-72B3 gần 300 mã lực. Xe tăng được trang bị pháo 125 mm mới với hệ thống đạn đạo và dự trữ cải tiến, ống ngắm Sosna-U, máy tính đường đạn kỹ thuật số và ống ngắm toàn cảnh được lắp đặt tại nơi làm việc của chỉ huy xe.

Xe tăng T-80BVM, là phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực T-80BV, có bộ giáp Relikt, tương tự các xe tăng chiến đấu chủ lực như T-90M và T-90MS, cung cấp khả năng bảo vệ chống lại một số loại đầu đạn. Xe được trang bị rìa bên bằng cao su, với các tấm giáp gắn sẵn. T-80BVM được cho là được trang bị hệ thống đối phó thụ động, giúp cải thiện khả năng bảo vệ trước một số loại tên lửa dẫn đường chống tăng.

Quân đội Nga mua hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M vào năm 2006. Hệ thống tên lửa di động Iskander có thể tấn công các mục tiêu mặt đất như đồn chỉ huy và nút thông tin liên lạc, quân đội trong khu vực tập trung, cơ sở phòng thủ tên lửa và phòng không, cũng như máy bay cánh quay và cố định tại các sân bay. Iskander được phát triển vào những năm 1990 để thay thế hệ thống tên lửa OTR-23 Oka đã ngừng hoạt động, theo hiệp ước INF.

Các loại pháo tự hành theo sau, bao gồm MSTA-S 152mm và Koalitsiya-SV của Lữ đoàn Pháo binh 236.

Hệ thống phòng không S-400 Triumf. S-400 có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.

Hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A.

Bệ phóng mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars.

Trực thăng tấn công Ka-52 "Alligator" (Cá sấu) được sản xuất tại nhà máy Progress thuộc tập đoàn trực thăng nằm ở vùng Viễn Đông Nga.

Màn trình diễn tiếp nhiên liệu giữa không trung cho máy bay ném bom hạng nặng và mang tên lửa chiến lược Tupolev Tu-95 bằng máy bay tiếp dầu Ilyushin Il-78. Tupolev Tu-95 là một chiếc phi cơ khổng lồ, dài 46m, mỗi cánh có chiều dài khoảng 5,5m, trang bị 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân X-55 với tầm bắn 2.500 km trong khoang chứa bom.

Các máy bay chiến đấu Su-57. Su-57 được trang bị vật liệu tổng hỗ trợ khả năng tàng hình của tiêm kích này. Ngoài ra, Su-57 còn sở hữu thiết bị điện tử dựa trên trí tuệ thông minh nhân tạo, khiến phi công vừa có thể điều khiển và vận hành vũ khí trên chiến đấu cơ cùng một thời điểm, góp phần giảm bớt nhu cầu đối với phi công phụ.

Theo sau là đội bay bao gồm máy bay ném bom Sukhoi-Su-34 và máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM và Sukhoi Su-35S.

Đội hình MiG-31K mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Sáu chiếc Su-25 vẽ quốc kỳ Nga.

Phương Anh (Tổng hợp)

Nguồn VTC: https://vtc.vn/anh-dan-vu-khi-toi-tan-tham-gia-le-duyet-binh-ngay-chien-thang-9-5-ar611264.html