Dàn tên lửa dưới lòng đất của Iran có gì khiến Mỹ sợ hãi?

Truyền thông nhà nước Iran vừa tung ra những bức ảnh về kho tên lửa chống hạm khổng lồ của họ cất giấu dưới lòng đất như một lời đe dọa khi Mỹ đang rục rịch chuyển quân đến Vịnh Ba Tư và Trung Đông.

Tuần trước, phương tiện truyền thông quốc gia của Iran đã công bố loạt ảnh về số lượng lớn các tên lửa chống hạm do nước này tự chế tạo được cất giấu tại các hầm ngầm dưới mặt đất. Ảnh: Các tên lửa C-704/NASR-1 do Iran tự chế tạo.

Tuần trước, phương tiện truyền thông quốc gia của Iran đã công bố loạt ảnh về số lượng lớn các tên lửa chống hạm do nước này tự chế tạo được cất giấu tại các hầm ngầm dưới mặt đất. Ảnh: Các tên lửa C-704/NASR-1 do Iran tự chế tạo.

Động thái này xảy ra trong bối cảnh vừa tròn một năm Mỹ thực hiện vụ ám sát trung tướng Iran - Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds của Vệ binh Cách mạng Iran. Cùng với đó là những lời đe dọa trả đũa quyết liệt đối với Mỹ từ giới chính trị gia Iran, Mỹ thời gian gần đây đang rục rịch tăng quân đến Trung Đông Ảnh: Số lượng lớn tên lửa C-802/NOOR do Iran chế tạo.

Có thể nói, việc “khoe” số lượng lớn tên lửa chống hạm từ các kho tàng dưới lòng đất cho thấy một mục tiêu duy nhất đó chính là nhắm vào Mỹ. Việc này khiến cho giới quan sát quân sự và chuyên gia không khỏi dè chừng một cuộc xung đột quy mô giữa 2 nước có thể xảy ra.

Điều đáng nói, các loại tên lửa chống hạm của Iran đều là những sản phẩm của Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc và được nước này chuyển giao công nghệ cũng như dây chuyền sản xuất cho Iran với số lượng lớn. Trên cơ sở đó, Iran cũng đã tự cải tiến thêm để cho ra mắt những sản phẩm ưu việt hơn.

C-704/NASR-1 là tên lửa chống hạm tầm ngắn cỡ nhỏ, được phát triển với nhiều loại phương pháp dẫn đường như dẫn đường bằng radar, dẫn đường bằng laser và hình ảnh hồng ngoại. Tên lửa có trọng lượng khoảng 320kg, đầu đạn nặng 130kg, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn với tầm bắn tối đa 35km.

Tên lửa có khả năng bay với tốc độ cận âm và hành trình ở độ cao chỉ cách mặt nước 15 - 20m. Do có kích thước nhỏ gọn nên NASR-1 được Iran trang bị trên các xuồng cao tốc cỡ nhỏ, có thể thực hiện một cú đánh chớp nhoáng rồi chạy trốn. Theo truyền thông Phương Tây, Trung Quốc đã chuyển giao dây chuyền sản xuất tên lửa này cho Iran từ năm 2010. Ảnh: Xuồng cao tốc Iran bắn tên lửa NASR-1

Tên lửa chống hạm C-802/NOOR là loại tên lửa chống hạm tốc độ cận âm tầm trung do Trung Quốc phát triển, phiên bản xuất khẩu có tên gọi YJ-83. Tên lửa sử dụng động cơ phản lực, nặng 715kg và đầu đạn nặng 165kg. Tốc độ tối đa Mach 0.9 và tầm bắn tối đa 120km.

Tên lửa có khả năng bay cách mặt nước biển 20 - 30m trong giai đoạn bay hành trình và hạ thấp xuống chỉ 5 - 7m trong pha cuối tiếp cận mục tiêu. Trung Quốc đã chuyển giao dây chuyền sản xuất tên lửa này cho Iran từ sau Chiến tranh Vùng vịnh lần thứ nhất.

Do cảm thấy chưa hài lòng với các tên lửa C-802/NOOR có tầm bắn mới chỉ đạt 120km, Iran đã phát triển phiên bản cải tiến của NOOR với việc kéo dài chiều dài tên lửa, mang theo nhiều nhiên liệu hơn đồng thời thu nhỏ đầu đạn. Loại tên lửa mới này có tên là Qader và được cho là tầm bắn lên tới 200km. Ảnh: Tên lửa Qader của Iran.

Với chiều rộng Vịnh Ba Tư hầu hết nằm trong phạm vi 200km tính từ bờ biển Iran do đó, việc triển khai các hệ thống tên lửa C-802/NOOR từ bờ và các xuồng mang tên lửa C-704/NASR-1 với số lượng đủ nhiều cũng khiến cho Iran kiểm soát hoàn toàn và phong tỏa Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz. Do đó, người Mỹ chắc chắn không thể xem thường những bước đi này của Iran.

Tên lửa Iran tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq hồi năm ngoái.

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-ten-lua-duoi-long-dat-cua-iran-co-gi-khien-my-so-hai-1485899.html