Dàn tàu chiến xương sống, tạo lên sức mạnh của Hải quân Nga

Trong vài thập kỷ qua, Điện Kremlin đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa hải quân đầy tham vọng, liên quan đến việc tái trang bị sâu, cũng như các thiết kế hoàn toàn mới.

Liên bang Nga là quốc gia được thừa hưởng một lực lượng hải quân khổng lồ, nếu không muốn nói là “cồng kềnh” từ Liên Xô. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt ngân sách triền miên và thậm chí còn bởi sự lãng quên, nên phần lớn tài sản thừa kế của Liên Xô, đã rơi vào cảnh tiêu điều trong suốt thập niên 1990.

Liên bang Nga là quốc gia được thừa hưởng một lực lượng hải quân khổng lồ, nếu không muốn nói là “cồng kềnh” từ Liên Xô. Tuy nhiên do ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt ngân sách triền miên và thậm chí còn bởi sự lãng quên, nên phần lớn tài sản thừa kế của Liên Xô, đã rơi vào cảnh tiêu điều trong suốt thập niên 1990.

Sau khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, Điện Kremlin đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa hải quân đầy tham vọng, liên quan đến việc tái trang bị sâu cũng như những thiết kế hoàn toàn mới.

Chiến lược phát triển của Hải quân Nga, là sự kết hợp hài hòa giữa tàu ngầm mới và tàu nổi nhỏ hơn, được bổ sung một số tàu chiến cũ, có trọng tải lớn từ thời Liên Xô, nhưng được nâng cấp các thiết bị mới. Dưới đây là 5 tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Nga hiện nay.

Đứng đầu sức mạnh của Hải quân Nga là tuần dương hạm Petr Velikiy (thuộc lớp Kirov), được đưa vào hoạt động năm 1998, Petr Velikiy vẫn là tàu tác chiến mặt nước lớn nhất thế giới và đóng vai trò là soái hạm của Hạm đội phương Bắc của Nga hiện nay.

Tuần dương hạm Petr Velikiy được trang bị đến tận răng, khi có 20 tên lửa hành trình P-700 Granit, hệ thống tên lửa chống tàu ngầm (ASW), một số tên lửa hải đối không khác nhau và mười ống phóng ngư lôi 533 mm.

Chưa hết, Petr Velikiy còn tiếp tục được vũ trang mạnh hơn; theo một số thông tin gần đây, Petr Velikiy đã được trang bị hệ thống tên lửa phòng không hải quân S-400F và tên lửa hành trình siêu thanh có cánh 3M22 Zircon, đều thuộc loại mới nhất của Nga.

Về tàu ngầm, tàu ngầm Knyaz Vladimir, là chiếc đầu tiên của lớp Borei-A; đây là một phiên bản nâng cấp của lớp tàu ngầm chiến lược chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Borei. Knyaz Vladimir đưa vào biên chế năm 2020 và Hải quân Nga dự kiến đến năm 2027, sẽ đưa vào hoạt động thêm sáu tàu ngầm Borei-A.

Tàu ngầm lớp Borei-A về cơ bản nhỏ hơn và nhẹ hơn đáng kể so với tàu ngầm lớp Typhoon mang tính biểu tượng, mà nó thay thế; nhưng Borei-A nhanh hơn và có sức mạnh lớn hơn, nhất là về vũ khí trên tàu.

Tàu ngầm lớp Borei-A được trang bị tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava; đây là biến thể tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), được phát triển từ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M, được coi là đỉnh cao của công nghệ tên lửa Nga.

Về chiến lược, Hải quân Nga vẫn bước tiếp Hải quân Liên Xô, khi dựa vào sức mạnh của lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược; chiếc tàu ngầm Kazan thuộc lớp Yasen-M, là đại diện cho thế hệ tàu ngầm tấn công mang tên lửa hành trình, chạy bằng năng lượng hạt nhân tiếp theo của Nga.

Kazan là chiếc đầu tiên của lớp Yasen-M, một phiên bản nâng cấp mạnh hơn lớp Yasen ban đầu; dự kiến đến năm 2027, bảy chiếc thuộc lớp này sẽ được đưa vào hoạt động.

Với đặc điểm phát ra tiếng ồn thấp hơn đáng kể, tàu ngầm lớp Yasen-M thu hẹp khoảng cách về tiếng ồn giữa thiết kế tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô/Nga đã tồn tại trong suốt Chiến tranh Lạnh và những năm đầu thời kỳ hậu Xô Viết.

Nhưng điểm mà Yasen-M thực sự tạo nên sự khác biệt, chính là ở kho vũ khí đa dạng và nguy hiểm của nó, nhất là tên lửa hành trình Kalibr-M mới của Nga, với tầm bắn lên tới 455 km và khả năng tương thích với tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Zircon.

Về tàu nổi, Hải quân Nga tiếp tục đặt lòng tin vào những tuần dương hạm từ thời Liên Xô, trong đó có chiếc tuần dương mang tên lửa Marshal Ustinov, thuộc lớp Slava; Marshal Ustinov được thiết kế với triết lý tiêu diệt tàu sân bay, chức năng tương tự như tuần dương hạm lớp Kirov.

Tuần dương hạm Ustinov gần đây đã được nâng cấp, nhất là các cảm biến và vũ khí. Hệ thống tên lửa chống hạm P-500 Bazalt đã được thay thế bằng tên lửa hành trình P-1000 Vulkan hiện đại hơn, có khả năng tiêu diệt các tàu nổi của đối phương ở cự ly đến 600 km.

Về phòng không hạm, Ustinov được trang bị 40 tên lửa hải đối không, được cải tiến từ hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tầm ngắn 9K33 Osa. Ustinov cũng trang bị một biến thể trang bị trên tàu hải quân, của hệ thống tên lửa phòng không S-300, gồm 64 tên lửa, bố trí trên 8 bệ phóng.

Về tàu nối mới nhất được phát triển dưới thời Liên bang Nga là tàu hộ tống lớp Gremyashchiy, được phát triển từ lớp tàu Steregushchiy; Gremyashchiy là tàu dẫn đầu, trong dòng tàu hộ tống đa năng cỡ lớn Gremyashchiy.

Gremyashchiy được trang bị vũ khí rất mạnh, kế thừa từ các phiên bản tiền nhiệm; Gremyashchiy cũng là chiếc đầu tiên, trang bị hệ thống phóng thẳng đứng UKSK (VLS) gồm 8 ống phóng, có thể phóng tên lửa hành trình Kalibr và Oniks, cũng như khả năng tương thích với tên lửa hành trình siêu thanh Tsirkon.

Tàu hộ tống Gremyashchiy là vũ khí mới nhất, trong học thuyết mua sắm hải quân mới của Hải quân Nga; tập trung vào việc hiện đại hóa các lực lượng phản ứng nhanh, bao gồm các tàu ngầm và tàu nổi nhỏ hơn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những tàu chiến cỡ nhỏ nhưng cực kỳ lợi hại, hứa hẹn được Nga đưa vào trang bị trong năm 2021 này. Nguồn: Bộ Quốc Phòng Nga.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-tau-chien-xuong-song-tao-len-suc-manh-cua-hai-quan-nga-1548084.html