Đàn ông nước nào mặc váy, nhai trầu?

Nam giới từ già đến trẻ vẫn thường xuyên mặc váy longyi, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Nhiều người còn bôi bột chống nắng thanakha.

1. Đàn ông nước Đông Nam Á nào nổi tiếng với hình ảnh mặc váy, nhai trầu?

icon

Singapore

icon

Myanmar

icon

Malaysia

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo Cổng thông tin Bộ Ngoại giao, Myanmar tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, nằm ở Đông Nam Á, thủ đô là Nay Pyi Taw (có tài liệu ghi là Naypyitaw hay Naypyidaw). Dân số đến hết năm 2017 hơn 53 triệu, thuộc 135 dân tộc và bộ tộc, trong đó người Miến Điện (Burma) chiếm 68%. Myanmar nổi tiếng với hình ảnh đàn ông mặc váy, ăn trầu. Chiếc váy họ mặc có tên longyi, thực chất là miếng vải dài từ thắt lưng đến mắt cá chân, được quấn quanh và thắt nút to phía trước. Phụ nữ cũng mặc váy longyi nhưng được quấn theo kiểu khác. Đàn ông Myanmar diện váy longyi trong mọi sinh hoạt đời sống từ đi bộ, đạp xe, lái ôtô và cả khi ngủ. Longyi được bán khắp các chợ, cửa hàng thời trang hay cả những siêu thị lớn. Một nét văn hóa đặc sắc khác của người Myanmar là ăn trầu. Nếu ở Việt Nam số người ăn trầu ngày càng giảm thì ở Myanmar vẫn rất phổ biến. Già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ ai cũng ăn được. Nhiều đàn ông ở Myanmar thích nhai trầu hơn hút thuốc. Vì vậy, du khách không nên ngạc nhiên khi thấy ngoài đường nhiều chỗ đỏ nước trầu. Ngoài mặc váy, nhai trầu, đàn ông Myanmar còn bôi loại bột chống nắng phổ biến là thanakha. Bột được làm bằng cách mài thân cây thanakha vào miếng đá có thấm nước và bôi lên mặt. Với phụ nữ Myanmar, đây là thứ bột hữu hiệu để chống nắng, trang điểm và dưỡng da cả ngày lẫn đêm. Còn đàn ông và trẻ em cũng bôi loại bột này để chống nắng khi ra đường hay dưỡng da khi đi làm.

2. Myanmar có diện tích lớn thứ nhất Đông Nam Á?

icon

Sai

icon

Đúng

Câu trả lời đúng là đáp án A: Myanmar có diện tích 676.577 km2, là quốc gia lớn thứ hai Đông Nam Á. Đất nước có diện tích lớn nhất là Indonesia với phần đất liền 1,9 triệu km2, theo Cổng thông tin Bộ Ngoại giao. Myanmar chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh, trong đó đường biên giới với Trung Quốc dài nhất với gần 2.200 km và với Bangladesh là ngắn nhất với hơn 190 km. Đất nước này có đường bờ biển dài 2.276 km dọc theo vịnh Bengal và biển Andama. Với hơn 50% diện tích là rừng, mỗi năm Myanmar cung cấp cho thế giới khoảng 40 triệu m3 gỗ. Đây cũng là nước giàu tài nguyên đá quý và dồi dào khoáng sản như vàng, sắt thép và đồng.

3. Myanmar là nước Đông Nam Á duy nhất từng có người làm Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đúng hay sai?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: U Thant là nhà ngoại giao người Miến Điện, nay là Myanmar và là Tổng thư ký thứ ba của Liên Hợp Quốc, giữ chức vụ này từ năm 1961 đến năm 1971. Ông là người ngoài châu Âu đầu tiên giữ chức vụ này. Theo New York Times, ông U Thant đảm nhiệm vai trò là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 năm 1961, sau khi người tiền nhiệm là Dag Hammarskjold thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay. Trong nhiệm kỳ đầu, ông Thant tỏ ra là một nhà thương thuyết giỏi, kiên nhẫn và luôn điềm tĩnh. Ông luôn tham khảo các ý kiến của cố vấn, lịch sự với cấp dưới và các nhà báo. Ông tiếp tục được bầu cử lần hai mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Thant nổi tiếng vì đã công khai chỉ trích hành vi của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ông Thant từ chối phục vụ nhiệm kỳ thứ ba và nghỉ hưu vào năm 1971. Ông qua đời do ung thư phổi ba năm sau đó. Là nhà ngoại giao Miến Điện đầu tiên phục vụ trên trường thế giới, ông Thant được người dân đất nước này ngưỡng mộ và hết sức kính trọng.

4. Thủ đô ngày nay của Myanmar được xây dựng bắt đầu vào năm nào?

icon

2002

icon

2003

icon

2005

Câu trả lời đúng là đáp án A: Yangon không phải thủ đô của Myanmar mà là Naypyidaw, cách đó 320km. Quá trình xây dựng thủ đô được bắt đầu từ 2002, giữa vùng nông thôn trống trải. Năm 2005, Myanmar chính thức dời đô đến thành phố lớn thứ ba của cả nước

5. Chùa Shwedagon của nước này không chỉ dát hoàn toàn bằng váng lá mà còn được nạm bao viên kim cương?

icon

4.000

icon

4.500

icon

5.000

Câu trả lời đúng là đáp án B: Chùa Shwedagon không chỉ dát hoàn toàn bằng vàng lá, phần đỉnh của nó còn được nạm hơn 4.500 viên kim cương. Viên lớn nhất nằm trên cùng là 72 carat.

6. Myanmar là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới không sử dụng đơn vị đo chiều dài là "mét"?

icon

Đúng

icon

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A: Myanmar là một trong ba quốc gia duy nhất trên thế giới không sử dụng đơn vị đo chiều dài là "mét". Người dân có các đơn vị đo lường riêng, khoảng cách đo bằng dặm (1 dặm = 1,69m), cân nặng tính bằng viss (1 viss = 1,68kg), và thể tích tính bằng gallon (1 gallon = 3,78l).

7. Tiền tệ mà nước này sử dụng là đồng?

icon

Đồng Peso

icon

Đồng Rupiad

icon

Đồng Kyat

Câu trả lời đúng là đáp án C: Du khách có thể sử dụng hai loại tiền tệ khác khi tới đây. Một là đồng Kyat (1.000 Kyat = 16.300 đồng) và hai là đồng USD. Nếu muốn thanh toán nhanh tại các cửa hàng địa phương, bạn nên giữ lại các tờ tiền lớn, và chuẩn bị sẵn các đồng 500 và 1.000 Kyat. Một tô mì có giá khoảng 500 Kyat.

8. Loại trang sức nào ở đây tốt nhất thế giới?

icon

Hồng ngọc

icon

Vàng

icon

Bạc

Câu trả lời đúng là đáp án A: Hồng ngọc Myanmar tốt nhất thế giới. Các viên ngọc quý chưa qua xử lý từ Mogok ở vùng Mandalay và Mong Hsu ở bang Shan có hàm lượng crom cao, sắt ít. Điều này khiến chúng có độ phát quang cao, và có màu "máu chim bồ câu". Chiếc nhẫn hồng ngọc nổi tiếng nhất là Graff Ruby, có giá 8,6 triệu USD trong cuộc đấu giá vào năm 2015, lập nên kỷ lục mới trên thế giới.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (T/H)

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/dan-ong-nuoc-nao-mac-vay-nhai-trau-1803961.tpo