Dân nấu lẩu dưới đường hầm đi bộ nghìn tỷ ở Hà Nội

Đường Hoàng Sa - Trường Sa được xây dựng với tổng mức đầu tư lên tới 6.600 tỷ đồng nối Hà Nội với các tỉnh, TP: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng. Toàn tuyến có 10 hầm đi bộ dân sinh phục vụ người đi bộ nhưng ít được sử dụng, hoặc sai mục đích.

Đường Hoàng Sa - Trường Sa được xây dựng với tổng mức đầu tư lên tới 6.600 tỷ đồng. Khởi công năm 2005 và khánh thành cuối năm 2015, tuyến đường dài hơn 12km được xem là lộ trình hiện đại bậc nhất kết nối Hà Nội với các tỉnh, TP: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng. Toàn tuyến có 10 hầm đi bộ dân sinh phục vụ người đi bộ, ký hiệu từ HS1 đến HS10. Hiện có tới 6/10 hầm đi bộ đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

Đường Hoàng Sa - Trường Sa được xây dựng với tổng mức đầu tư lên tới 6.600 tỷ đồng. Khởi công năm 2005 và khánh thành cuối năm 2015, tuyến đường dài hơn 12km được xem là lộ trình hiện đại bậc nhất kết nối Hà Nội với các tỉnh, TP: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng. Toàn tuyến có 10 hầm đi bộ dân sinh phục vụ người đi bộ, ký hiệu từ HS1 đến HS10. Hiện có tới 6/10 hầm đi bộ đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”.

Nhóm 3 người, trong đó có người được cho là bảo vệ trực hầm bật bếp nấu lẩu, ăn uống ngay dưới lòng hầm đi bộ HS3 của tuyến đường Hoàng Sa – Trường Sa (ghi nhận ngày 28/11).

Dọc quốc lộ 32 có 4 đường hầm đi bộ. Trong đó, cửa hầm H4 ngay trước cổng Đại học Công nghiệp Hà Nội bị chặn đứng bởi hàng chục xe rác được tập kết. Mùi hôi thối bốc lên, không ai dám đến gần.

Các xe rác chặn đứng cửa ra vào hầm đường đi bộ nên không ai dám đến gần.

Hầm đi bộ nút giao Ngã Tư Sở có quy mô, hiện đại nhất với chiều dài gần 500m đi theo vòng tròn, 12 cửa đặt theo 4 góc đường: Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ và xe đạp nhưng đều bị chặn bởi các quán nước vỉa hè.

Tại hầm đi bộ Đại Cồ Việt – Lê Duẩn, đèn sáng trưng nhưng suốt hơn 1 tiếng đồng hồ PV ghi nhận có rất ít người qua lại, gần như chẳng có ai. Hầm đi bộ này chưa đầy 50m. Bên trong hầm có mùi xú uế bốc lên nồng nặc, nước chảy rỉ từ hệ thống cấp thoát.

Cửa ra vào được người dân phơi phóng quần áo gây mất mỹ quan. Theo người dân, dù được đầu tư rất nhiều nhưng theo ghi nhận các hầm đi bộ và cầu vượt tại Hà Nội chưa được sử dụng đúng công năng, mục đích. Một phần lý do vì người dân ít đi bộ, chủ yếu di chuyển bằng xe máy và thói quen băng qua mặt đường bất chất nguy hiểm.

Hiểu Lam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/dan-nau-lau-duoi-duong-ham-di-bo-nghin-ty-o-ha-noi-1469352.html