Dẫn Hiệp ước năm 1920, Chủ tịch Quốc hội Estonia hối Nga trả lãnh thổ

Phát biểu đầu năm mới, Chủ tịch Quốc hội Estonia Henn Põlluaas khẳng định Hiệp ước Hòa bình Tartu năm 1920 vẫn có hiệu lực theo luật pháp quốc tế.

Ngày 2/1 Quốc hội (Riigikogu) Estonia dẫn phát biểu của ông Põlluaas cho rằng theo Hiệp ước Hòa bình Tartu ký năm 1920, nước Nga Xô viết (Cộng hòa XHCN LB Nga - RSFSR) trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận nền độc lập của Estonia, đường biên giới cũng được thiết lập giữa hai nước.

Vì vậy, một phần của tỉnh Pskov (nay là huyện Pechora thuộc tỉnh Pskov của Nga) và vùng lãnh thổ hữu ngạn sông Narova (Narva) - nay là tỉnh Leningrad - được trao cho Estonia. Tuy nhiên, năm 1944, các vùng lãnh thổ này được trả lại cho RSFSR.

Chủ tịch Quốc hội Estonia Henn Põlluaas. (Ảnh: Riigikogu)

Chủ tịch Quốc hội Estonia Henn Põlluaas. (Ảnh: Riigikogu)

Ông Põlluaas khẳng định hiệp ước trên vẫn có giá trị cho đến ngày nay và là “bằng chứng về việc Nga công nhận quyền độc lập và bất khả xâm phạm của Estonia”. Năm 2020, Chủ tịch Quốc hội Estonia cũng đưa ra tuyên bố tương tự và kêu gọi Moskva trả lại “các vùng lãnh thổ đã sáp nhập”.

Nga coi Hiệp ước Tartu là văn kiện lịch sử không có hiệu lực pháp lý. Hiệp ước Tartu là lý do khiến Estonia và Nga đến nay chưa phê chuẩn hiệp ước biên giới mới, được ký năm 2005.

(theo ERR.ee)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/dan-hiep-uoc-nam-1920-chu-tich-quoc-hoi-estonia-hoi-nga-tra-lanh-tho-133043.html