Dàn đồng ca của Stalin và bí mật lớn về Katyusha

Theo lời khai của một tù binh Đức bị Liên Xô bắt giữ, dàn hỏa lực Katyusha của Hồng quân thậm chí đã khiến nhiều lính Đức bị... điên vì quá hoảng sợ.

Trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-13 "Katyusha" được giới thiệu cho Iosif Stalin lãnh đạo cao nhất của Liên Xô lúc bấy giờ. Tuy nhiên thiết kế của nó không gây ấn tượng mạnh cho lắm với những nhà lãnh đạo do quá... đơn giản và độ chính xác quá thấp. Nguồn ảnh: RBTH.

Nhiều cuộc tranh cãi và nhiều ý kiến được đưa ra bàn bạc trong suốt nhiều năm liền và phải tới ngày 21/6/1941, trước khi Đức tấn công vào Liên Xô chỉ ít giờ, lệnh sản xuất hàng loạt pháo phản lực Katyusha mới được ban lãnh đạo Xô Viết Tối Cao ban ra. Nguồn ảnh: RBTH.

Mặc dù nhận được sự đồng thuận của Lãnh đạo Xô viết Tối cao, tuy nhiên nhiều tướng quân đội và các nhà thiết kế vẫn không tin tưởng vào Katyusha vì cho rằng một thứ vũ khí theo kiểu "mưa đạn" như nó chỉ làm tăng áp lực hậu cần chứ khó có thể giảm tải được cho tiền tuyến vì độ chính xác quá kém. Nguồn ảnh: RBTH.

Cái tên của Katyusha trên giấy tờ là BM-13. Trong đó, BM là viết tắt của "Cỗ máy Chiến đấu" còn thành tố 13 là ám chỉ cho cỡ nòng của loại tên lửa được sử dụng với Katyusha. Nguồn ảnh: RBTH.

Trận đánh đầu tiên mà pháo phản lực Katyusha tham gia ở ở thành phố Belorussian, tỉnh Orsha. Đây là thành phố nằm cách Moscow khoảng 500 km về hướng Tây. Trận đánh này diễn ra vào ngày 14/7/1941 và có sự tham gia của tổng cộng 7 dàn hỏa tiễn Katyusha. Nguồn ảnh: RBTH.

Trong trận đầu ra quân này, bảy dàn hỏa lực Katyusha không những làm quân Đức phải khiếp vía mà còn làm cả quân Liên Xô phải sợ hãi do những âm thanh mà nó gây khi những quả tên lửa được phóng đi. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Trong nhật ký của một tướng Đức có ghi: "Quân Liên Xô dùng một loại vũ khí mới chưa từng có, một cơn mưa bom bão đạn đã dội xuống nhà ga ở Orsha, dội xuống đầu binh lính Đức cùng trang bị của họ. Sắt thép đã tan chảy và xăng dầu bốc cháy rừng rực". Nguồn ảnh: RBTH.

Sau màn ra mắt đầy ấn tượng với cả quân địch lẫn quân ta, Katyusha đã được biên chế hàng loạt vào các lực lượng Liên Xô tham chiến ở tiền tuyến và trở thành một trong những loại vũ khí biểu tượng của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Với con ác mộng mang tên Katyusha, phía Đức cũng muốn tự thiết kế ra một loại vũ khí phản lực tương tự. Tuy nhiên nhiệm vụ này là bất khả thi ngay cả khi Đức tóm được rất nhiều dàn Katyusha còn nguyên vẹn của Liên Xô sau này. Nguồn ảnh: RBTH.

Trong các báo cáo của Đức được Liên Xô tịch thu sau chiến tranh có ghi rõ, phía Đức không thể copy được Katyusha của Liên Xô vì không biết thành phần cấu tạo nhiên liệu tên lửa của Katyusha. Loại nhiên liệu này cho phép quả tên lửa của Katyusha bay xa, bay ổn định và không để lại vệt khói nhằm bảo vệ cho vị trí trận địa. Nguồn ảnh: RBTH.

Bí mật trong nhiên liệu phóng của Katyusha thậm chí vẫn còn được Liên Xô giữ kín rất nhiều năm sau chiến tranh. Đây được coi là thành tựu trong quân sự đóng góp một phần cực kỳ quan trọng vào công cuộc chinh phục vũ trụ của Liên Xô sau này. Nguồn ảnh: RBTH.

Cuối cùng, một bí mật không ai biết đó là Katyusha là tên một bài hát ra đời trước cả BM-13. Đây là một bài hát rất phổ biến ở Liên Xô thời bấy giờ, kể về chuyện tình của một cô gái tên Katya với người yêu là lính biên phòng. Cái tên Katyusha xuất phát từ Katya với một chữ K được thêm vào để đại diện cho nhà máy Komintern - nơi sản xuất Katyusha. Nguồn ảnh: RBTH.

Mời độc giả xem Video: Kinh hãi âm thanh tiếng Katyusha phóng ra làm cả quân Liên Xô phải sợ hãi.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dan-dong-ca-cua-stalin-va-bi-mat-lon-ve-katyusha-1095018.html