Dân chơi mô hình phô diễn khí tài quân sự khủng

Từ hệ thống phòng thủ tên lửa S-300, S-500 của Nga đến tàu sân bay Mỹ hay thậm chí là các khí tài quân sự từ thế chiến thứ 2... đều xuất hiện sống động dưới dạng các mô hình quân sự chi tiết giống thật 100%, được người chơi ở Hà Nội tạo ra.

 Sáng 24-5, tại Hà Nội, những người đam mê mô hình khí tài quân sự đã tổ chức họp mặt, giao lưu các mô hình do họ lắp ráp hoặc tự chế tạo. Hiện cả nước có vài trăm người chơi mô hình quân sự, đến với thú chơi này bằng niềm đam mê nghệ thuật, ước muốn tái hiện hình ảnh lịch sử qua các mô hình và sa bàn thu nhỏ.

Sáng 24-5, tại Hà Nội, những người đam mê mô hình khí tài quân sự đã tổ chức họp mặt, giao lưu các mô hình do họ lắp ráp hoặc tự chế tạo. Hiện cả nước có vài trăm người chơi mô hình quân sự, đến với thú chơi này bằng niềm đam mê nghệ thuật, ước muốn tái hiện hình ảnh lịch sử qua các mô hình và sa bàn thu nhỏ.

Trong đó có nhiều mô hình chi tiết các khí tài quân sự Việt Nam đã và đang sử dụng.

Để có thể gia nhập thú chơi mô hình quân sự, người chơi không chỉ am hiểu về màu sắc, tỷ lệ, cấu tạo vật liệu, mà còn phải am hiểu lịch sử.

Trong giới mô hình quân sự có thể phân ra nhiều trường phái hay kiểu chơi. Có người thích mô hình xe pháo, tàu bè, lính thời Thế chiến thứ hai.

Từ một sự kiện lịch sử, người làm mô hình phải tái hiện sinh động, chính xác và chi tiết một trận đánh, bối cảnh lịch sử bằng mô hình và cách bài trí cảnh vật.

Nếu đặt vào một không gian khác người ta rất dễ nhầm tưởng đây là không gian của một triển lãm quân sự.

Một mô hình tàu sân bay

Những mô hình phải lắp ráp rất công phu có khi cả tháng mới xong, sau đó đem ra chế lại.

Từng phần trong mô hình được chăm chút tỉ mỉ công phu, giống thật tới từng chi tiết nhỏ

Người thích thú xem, ngắm vuốt mô hình thì nhiều nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn, đam mê và theo đuổi để nâng tầm nó thành một môn nghệ thuật.

Ông Lê Thanh Hải (45 tuổi, Hà Nội), người chơi mô hình quân sự khá đặc biệt khi tự tìm hiểu chế tạo các mô hình từ các vật liệu sẵn có...

Có những mô hình phải mất cả năm mới có thể làm xong.

Không chỉ là mô hình, người chơi còn có sở thích chia sẻ với nhau những kiến thức lịch sử liên quan.

Vì lẽ đó, người chơi mô hình cũng thường kết hợp với sa bàn để tạo bối cảnh sát với lịch sử

Quan sát qua kính lúp để thấy từng chi tiết nhỏ trên đường băng được chăm chút kĩ như thế nào.

Phần lớn dân chơi mô hình quân sự đều ở độ tuổi trung niên, nhưng cũng có không ít người chơi hiện là sinh viên đại học, học sinh trung học phổ thông. Cả nước có vài trăm người chơi mô hình quân sự, đến với thú chơi này bằng niềm đam mê nghệ thuật, ước muốn tái hiện hình ảnh lịch sử qua các mô hình và sa bàn thu nhỏ.

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/dan-choi-mo-hinh-pho-dien-khi-tai-quan-su-khung-194386.html