Đàm phán Hoa Kỳ - Canada không đạt được thỏa thuận về NAFTA

Ngày 31/8 đã khép lại 4 ngày làm việc căng thẳng và nhiều áp lực giữa Hoa Kỳ và Canada về NAFTA mà không đạt được thỏa thuận.

Câu chuyện kẻ thua, người thắng từ Hiệp định NAFTA mới Canada tham gia đàm phán lại NAFTA Hoa Kỳ và Mexico sẵn sàng cho việc đạt thỏa thuận NAFTA sớm Đàm phán NAFTA cần tạo đột phá và Mexico thúc đẩy linh hoạt Đàm phán NAFTA tăng tốc để đạt được thỏa thuận trong tháng 8

Ảnh minh hoạTT

Tại cuộc họp báo chiều 31/8 tại Đại sứ quán Canada ở Washington, bà Freeland - Bộ trưởng Ngoại giao Canada - đồng ý với tiến trình đã đạt được và cho rằng một thỏa thuận vẫn nằm trong tầm tay, nhưng nhấn mạnh Canada “sẽ chỉ ký một thỏa thuận mới nếu có lợi cho Canada và người Canada”.

Tuy nhiên, khoảng cách vẫn tồn tại thì nguy cơ lớn hơn cho một hiệp định ba bên sẽ được đẩy xa hơn hoặc Tổng thống Trump sẽ loại bỏ NAFTA hoàn toàn và đi với thỏa thuận song phương với Mexico mà ông đã đe dọa sẽ làm. Và Trump đã xác nhận trên Twitter ngày 31/8 rằng ông sẽ không thỏa hiệp với Canada về thương mại đã không giúp cho triển vọng giải quyết nhanh chóng hoặc dễ dàng. Thậm chí, Trump khẳng định “nếu chúng tôi không thỏa thuận với Canada, điều đó là tốt”. Ngay trong tuần, Trump đã gây áp lực lên Canada bằng cách thông báo rằng Mỹ và Mexico đã đưa ra các điều khoản về NAFTA sửa đổi và ông sẽ tiếp tục một thỏa thuận riêng giữa Mỹ và Mexico nếu Canada không thống nhất vào ngày 31/8. Hơn nữa, Trump đe dọa sẽ đánh thuế quan đối với ô tô Canada. Thời hạn này đã trôi qua, Trump đã ngay lập tức gửi thông báo tới Quốc hội Mỹ rằng ông có ý định “ký kết một hiệp định thương mại với Mexico- và với Canada nếu nước này sẵn sàng” vào cuối tháng 11 tới.

Trước động thái đó, các nhóm doanh nghiệp và một số thành viên Quốc hội cho biết họ khuyến khích Hoa Kỳ tiếp tục đàm phán với Canada, nhưng những người khác chỉ trích thông báo của Trump tới Quốc hội là quá sớm và đặt câu hỏi về cách tiếp cận mạnh mẽ của Tổng thống đối với thương mại. Thời hạn 31/8 mà Trump đưa ra và chiến thuật cứng rắn của mình đã đưa Canada nhanh chóng trở lại bàn đàm phán sau nhiều tuần đứng bên lề cuộc đàm phán của Hoa Kỳ với Mexico. Nhưng vẫn không đủ để đẩy Canada vào một thỏa hiệp nhanh chóng, vì có những vấn đề hóc búa phải giải quyết và một phần có lẽ vì thời hạn 31/8 không có nhiều trọng lượng như một số người đã nghĩ ban đầu.

Thời hạn này có nghĩa là đáp ứng yêu cầu về thủ tục của Quốc hội trong thông báo 90 ngày trước khi có thể ký một NAFTA mới. Hoa Kỳ và Mexico muốn bảo đảm rằng Tổng thống đương nhiệm của Mexico Enrique Penã Nieto có thể ký hiệp định trước khi rời nhiệm sở vào ngày 30/11. Về mặt kỹ thuật, điều đó có nghĩa là thông báo về một thỏa thuận ba bên phải được đưa ra vào ngày 31/8. Nhưng các chuyên gia cho rằng quy tắc này dường như không quá cứng nhắc. Một thời hạn chết để các bên thống nhất một hiệp định có vẻ sẽ gần hơn vào ngày 30/9, vì cơ quan xúc tiến thương mại được Trump chỉ định công khai toàn bộ văn bản thỏa thuận NAFTA sửa đổi trong vòng 30 ngày sau khi thông báo được đưa ra.

Nếu Penã Nieto không ký kết hiệp định và trách nhiệm đàm phán NAFTA chuyển sang Tổng thống mới đắc cử của Mexico, Andrés Manuel López Obrador, nhiều người tin rằng nó sẽ làm phức tạp và trì hoãn các nỗ lực để hoàn thành một hiệp định mới. Vì lý do này, các quan chức Mexico dường như háo hức ký một thỏa thuận với Trump, thậm chí còn nhượng bộ và mạo hiểm để Canada đứng bên ngoài đàm phán. Theo Wendy Cutler- người lãnh đạo các cuộc đàm phán thương mại cho Tổng thống W.Bush và Obama, các cân nhắc chính trị đang làm việc ngược lại với Canada. Trump đã đặt thuế thép và nhôm đối với Canada, và đang đe dọa đánhh thuế nặng nề đối với ô tô Canada. Ông cũng đã gọi Thủ tướng Justin Trudeau là “rất không trung thực”, kết quả là Trump rất không được ưa chuộng ở Canada. Bà Cutler cho rằng “Canada đang bị mắc kẹt và ép chặt, chỉ làm phức tạp động thái của Canada” và vẫn có khả năng hai bên đạt được một thỏa thuận vào tháng 9 nhưng sẽ cần có những nhượng bộ nhất định, đặc biệt Canada phải xử lý các mục tiêu trong nước.

Bên cạnh các tranh chấp về hệ thống cung cấp sữa của Canada, Hoa Kỳ và Canada vẫn còn bất lợi về quyền sở hữu trí tuệ và sự trả giá của chính quyền Trump để làm suy yếu hoặc loại bỏ các tòa án NAFTA đặc biệt mà Canada đã sử dụng để đấu tranh chống lại thuế chống bán phá của Hoa Kỳ đối với gỗ xẻ và các hàng hóa khác. Mặc dù áp lực trong nước cùng với Trump, Thủ tướng Trudeau có thể có ít lựa chọn nhưng có thể nhượng bộ đáng kể. Canada chỉ bằng 1/10 Hoa Kỳ về dân số và nền kinh tế, phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu sang Hoa KỲ so với các nước khác. Đó là phần lớn đằng sau sự tự tin của Trump rằng ông sẽ có cách đi đến cuối cùng.

Các nhà lập pháp đã thực hiện rõ ràng ưu tiên của họ trong việc giữ một hiệp định NAFTA ba bên và đặt câu hỏi liệu Trump có thúc đẩy qua một thỏa thuận độc lập với Mexico theo cơ quan xúc tiến thương mại, cho phép tổng thống dễ dàng thông qua một thỏa thuận thương mại với sự tranh luận tối thiểu và không sửa đổi trong Quốc hội. Trong một cuộc họp với các phóng vấn báo chí ngày 31/8, một quan chức của chính quyền Trump thừa nhận “sẽ có những rủi ro” trong cách giải thích các quy tắc của Quốc hội, nhưng tin tưởng rằng hành động của chính quyền cho đến nay là “hoàn toàn tuân thủ”.

Các cuộc đàm phán nhằm viết lại NAFTA đã bắt đầu từ hơn một năm trước, sau khi Trump đe dọa rút khỏi hiệp định trừ khi có những thay đổi đáng kể theo hướng thuận lợi hơn cho Hoa Kỳ. Tổng thống đổ lỗi cho NAFTA vì thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Mexico và mất nhiều việc làm, đóng cửa nhà máy trong nước. Thỏa thuận sơ bộ của Hoa Kỳ với Mexico bao gồm những thay đổi về gia tăng giá trị sản xuất ô tô Bắc Mỹ, hạn chế giải quyết tranh chấp với một số ngành và tăng cường quyền lao động ở Mexico. Đây không phải là những lĩnh vực tranh chấp với Canada. Về tổng thể, các nhà phân tích và các nhà điều hành doanh nghiệp cho rằng những sửa đổi này sẽ mang lại lợi ích cho một số công nhân và doanh nghiệp Mỹ, nhưng lưu ý rằng còn quá sớm để biết mức độ cải thiện của hiệp định lớn đến đâu so với hiệp định hiện tại. Lori Wallach, giám đốc của Public Citizen’s Global Trade Watch, cho biết một số cải thiện then chốt trong thỏa thuận sơ bộ, bao gồm “xóa bỏ tòa án giải quyết tranh chấp của nhà đầu tư trong NAFTA” mang lại lợi ích to lớn cho các công ty đa quốc gia, nhưng “việc thi hành nhanh chóng và những gì được hiểu là tiêu chuẩn lao động được cải thiện vẫn còn thiếu và phải được bổ sung”.

Kể từ khi Hiệp định NAFTA có hiệu lực năm 1994, thương mại giữa ba nước thành viên đã đạt tổng công khoảng 1,2 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Việt Dũng

Nguồn Công Thương: http://congthuong.vn/dam-phan-hoa-ky-canada-khong-dat-duoc-thoa-thuan-ve-nafta-108228.html