Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân

Ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, việc làm, thu nhập của công nhân lao động (CNLĐ) mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp đã và đang triển khai các biện pháp để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân với phương châm coi sức khỏe của công nhân là tài sản của doanh nghiệp.

Vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp luôn là nỗi lo của nhiều CNLĐ. Bởi thực tế cho thấy, đã có không ít vụ ngộ độc tập thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và nguồn thu nhập của CNLĐ.

Nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân lao động.

Nhiều doanh nghiệp ngày càng chú trọng đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân lao động.

Chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Minh, công nhân đang làm việc tại KCN Nội Bài cho biết: “Đặc thù công việc của CNLĐ chúng tôi là làm ca, kíp nên thường xuyên ăn ca tại công ty. Do vậy chúng tôi luôn quan tâm đến vấn đề chất lượng bữa ăn, đặc biệt là nguồn gốc thực phẩm, khu vực chế biến thức ăn có đảm bảo vệ sinh, tiêu chuẩn hay không… vì nếu không may bị ngộ độc thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc và cuộc sống.”

Cùng chung nỗi lo như chị Minh, anh Nguyễn Việt Hùng, công nhân đang làm việc tại KCN Thăng Long cũng chia sẻ: “Thời gian gần đây, qua theo dõi báo đài tôi được biết thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh xuất hiện khá nhiều trên thị trường, nào là rau phun thuốc kích thích, thịt tẩm hóa chất… tất cả đều được bán và chế biến cho người tiêu dùng sử dụng.

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Hoàng Thị Minh Thu, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã đi kiểm tra 96 bếp ăn tập thể khu công nghiệp, thấy tình hình năm nay được cải thiện hơn những năm trước.

Cụ thể, 100% các cơ sở có địa điểm sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm. 100% có đủ hồ sơ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, 100% có đủ dụng cụ chứa đựng, chia gắp thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trên 98% cơ sở có số công nhân trực tiếp chế biến thực phẩm được khám sức khỏe và xác nhận kiến thức.

Và rất có thể, những nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh đó sẽ len lỏi vào các bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp – chế xuất. Như thế sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của CNLĐ. Vì vậy, tôi mong muốn công ty và các cơ quan chức năng có biện pháp để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân, giúp CNLĐ có đủ sức khỏe để lao động sản xuất, đem lại lợi nhuận cho công ty.”

Với phương châm coi sức khỏe của công nhân là tài sản của doanh nghiệp và hạn chế tối đa tình trạng ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, nhiều doanh nghiệp đã thực sự quan tâm, đảm bảo chất lượng bữa ăn ca cho CNLĐ thông qua việc xây dựng bếp ăn tập thể an toàn chuyên nghiệp, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng, nguồn gốc thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Mai, đại diện quản lý Bếp ăn tập thể Công ty TNHH Denso Việt Nam (KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Công ty đã phối hợp chặt chẽ với công đoàn và nhà cung cấp suất ăn trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn cho CNLĐ. Theo đó, hằng ngày, nhân viên chuyên trách về an toàn thực phẩm của công ty đều kiểm tra, giám sát nhà cung cấp suất ăn. Bên cạnh đó, công đoàn cũng có những cuộc kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện những sai sót trong đảm bảo an toàn thực phẩm để kịp thời chấn chỉnh. Đặc biệt, ngoài việc mua thực phẩm đầu vào có nguồn gốc rõ ràng, công ty cũng đảm bảo đa dạng thực đơn, thực phẩm hàng ngày cho CNLĐ.”

Bà Hà Linh Chi, đại diện Công ty TNHH Panasonic Appliances Việt Nam (KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội) cũng cho biết: “Về nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho bếp ăn của công ty, khi các nhà thầu cung cấp thực phẩm đều phải đảm bảo nguồn gốc bằng các chứng từ, văn bản chứng minh. Công ty cũng thường xuyên kiểm tra các nhà thầu cung cấp thực phẩm để đảm bảo thực hiện nghiêm túc.

Theo ông Đỗ Tiến Đản, Trưởng Văn phòng Đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp - chế xuất Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 9 khu công nghiệp với 147.000 lao động trong đó có 1.200 lao động nước ngoài.

Từ năm 2015, Ban Quản lý các khu công nghiệp – chế xuất Hà Nội đã ký với Sở Y tế quy chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, tập huấn nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở, phân công trách nhiệm rõ trong công tác quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể khu công nghiệp. Hàng năm, Ban Quản lý các khu công nghiệp – chế xuất Hà Nội đều tổ chức 2 đợt tập huấn về bếp ăn tập thể, an toàn thực phẩm cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở để trao đổi thông tin về nghị định, chính sách liên quan.

Bên cạnh đó, quá trình sử dụng, bảo quản thực phẩm cũng được công ty hết sức chú trọng. Để bảo đảm vệ sinh theo quy định tại khu nấu ăn, công ty đã đầu tư xây dựng khu bếp nấu hiện đại và đưa vào sử dụng các kho lạnh để đảm bảo chất lượng, độ tươi sống của thực phẩm.

Và đặc biệt sẽ không có thực phẩm tồn sau 24h (kể cả thực phẩm tươi sống lẫn thực phẩm đã qua chế biến). Trong thực đơn, các ngày liên tiếp sẽ không sử dụng những loại thực phẩm giống nhau để đảm bảo sự phong phú của thực đơn và tránh việc sử dụng thực phẩm tồn dư từ hôm trước.”

Bên cạnh sự nỗ lực, chủ động của các doanh nghiệp trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn cho công nhân, theo các chuyên gia, để thực phẩm bẩn không len lỏi vào các bếp ăn tập thể thì việc thường xuyên giám sát của các cơ quan chức năng vô cùng quan trọng; cần kiểm tra thực chất, truy xuất đến cùng nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể để tránh tình trạng các nhà cung cấp thực phẩm “treo đầu dê, bán thịt chó”. Đồng thời các cơ quan quản lý cũng cần kết nối để các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm an toàn gặp được những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn.

Bà Hoàng Thị Minh Thu, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, cho biết, việc thường xuyên giám sát và hướng dẫn cụ thể cho nhà cung cấp thực phẩm, người chế biến về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, có chế tài thưởng, phạt cụ thể là rất cấp thiết để hạn chế ngộ độc thực phẩm tại các bữa ăn ca.

Ngoài ra, để quản lý an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, Ban quản lý các khu công nghiệp - chế xuất phải thường xuyên cập nhật danh sách các cơ sở cung cấp suất ăn, bếp ăn tập thể để nhắc nhở họ chấp hành nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất, giám sát an toàn thực phẩm với những đơn vị có bếp ăn tập thể, với nhà thầu cung cấp suất ăn.

Bên cạnh đó, để nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý an toàn thực phẩm, tránh xảy ra các vụ ngộ độc, Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã đề nghị các địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độc; yêu cầu các cơ quan chức năng tuyên truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở cung cấp suất ăn cho bếp ăn tập thể.

Đề nghị các địa phương xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Đối với các nhà máy trong khu công nghiệp - chế xuất cần chăm lo cho bữa ăn của công nhân, tăng cao định mức khẩu phần suất ăn cho người lao động, đồng thời thường xuyên thực hiện công tác tự giám sát các điều kiện an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể và nơi cung ứng thực phẩm.

Mai Quý

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/dam-bao-chat-luong-bua-an-cho-cong-nhan-78949.html