Đại sứ quán Mỹ tại Iraq lại bị dội tên lửa

Sau khi được tăng cường bảo vệ bằng hệ thống phòng không điều động từ Syria, Đại sứ quán Mỹ tại Iraq lại bị đợt tấn công mới.

Theo Southfront, cuộc tấn công mới diễn ra tối 22/2, một loạt tên lửa tầm ngắn đã bắn trúng khu vực đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad của Iraq. Không có thông báo về con số thương vong.

Nhưng hình ảnh hiện trường được công bố cho thấy, nhiều ôtô bị phá hủy, ít nhất một tòa nhà bị trúng đạn tạo thành đám cháy lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ khoảng cách vài km.

Đại sứ quán Mỹ bị trúng đạn.

Đại sứ quán Mỹ bị trúng đạn.

Đây là cuộc tấn công lớn thứ 2 diễn ra chỉ trong 2 ngày nhằm vào các mục tiêu của mỹ tại Iraq. Cuộc tấn công trước đó diễn ra hôm 20/2, một số rocket đã đánh trúng căn cứ không quân Balad, phía Bắc thủ đô Baghdad của Iraq, khiến một nhà thầu nước này bị thương.

Quân đội Iraq cho biết bốn quả rocket đã nhằm vào căn cứ này. Hiện có khoảng 2.500 lính Mỹ đồn trú ở Iraq, chủ yếu với vai trò huấn luyện và cố vấn để hỗ trợ các lực lượng sở tại chống lại tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Điều đặc biệt là cuộc tấn công tối 22/2 diễn ra sau đúng 1 ngày Mỹ tăng cường bảo vệ cho đại sứ quán và những căn cứ tại Iraq bằng hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Avenger.

Tuy nhiên, ngay khi vũ khí này vừa hoàn thành triển khai, cuộc tấn công quy mô lớn vẫn xảy ra. Điều đặc biệt là trước khi Avenger được tăng cường, đại sứ quán và một số căn cứ Mỹ vẫn đang được bảo vệ bởi hệ thống đánh chặn tầm ngắn C-RAM.

Vũ khí này được thiết kế để bảo vệ mục tiêu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình, tên lửa diệt radar và máy bay không người lái cỡ nhỏ, rocket...

Mỗi tổ hợp C-RAM có khả năng vận hành độc lập, không cần tới radar dẫn bắn bên ngoài. Hệ thống này gồm một pháo nòng xoay M61 Vulcan cỡ 20 mm, đạt tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, cùng hệ thống điều khiển hỏa lực với radar và tổ hợp kính ngắm hồng ngoại để bám bắt mục tiêu.

Dù được giới thiệu có tỷ lệ đánh chặn thành công lên tới trên 90% nhưng việc cả Avenger và C-RAM không có bất kỳ phản ứng nào với cuộc tấn công tối 22/2 khiến năng năng của chúng bị nghi ngờ.

Điều này cho thấy Mỹ đang tỏ ra bất lực trong việc ngăn chặn những cuộc tấn công bằng rocket bởi trong những biện pháp tăng cường bảo vệ cho các mục tiêu trọng điểm tại Iraq đều chưa chứng minh được hiệu quả.

Một số hình ảnh về vụ tấn công tối 22/2

Đan Nguyên

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/dai-su-quan-my-tai-iraq-lai-bi-doi-ten-lua-3428020/