Đại sứ quán Hàn Quốc 'vỡ chợ' người xin cấp thị thực

Người dân tại khu vực phía Bắc xếp hàng la liệt trong những ngày vừa qua để xin cấp visa đi Hàn Quốc , những ai muốn nhanh thì phải theo chân 'Cò'. Thậm chí có người xếp hàng 3 ngày vẫn chưa đến lượt.

Chiều ngày 3/4, tại Charm Vit Tower A, 117 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, cảnh tượng người dân chật kín chờ đợi ở Đại sứ quán Hàn Quốc Hà Nội dường như quá quen thuộc đối với người lưu thông trên con đường này.

Hàng nghìn người dân có nhu cầu nhập cảnh Hàn Quốc

Hàng nghìn người dân có nhu cầu nhập cảnh Hàn Quốc

Được biết, việc nới lỏng của Chính phủ Hàn Quốc trong việc cấp thị thực 5 năm cho công dân Việt Nam, khiến nhiều người dân mong muốn xuất ngoại với nhiều mục đích khác nhau.
"Kể từ tháng 12/2018 , công dân của Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ được cấp visa Hàn Quốc có thời hạn 5 năm (Visa Multiple C-3). Bạn hoàn toàn có thể nhập cảnh nhiều lần vào Hàn Quốc mà không cần phải làm giấy tờ lại từ đầu trong suốt thời gian visa còn hiệu lực.
Công dân 3 thành phố kể trên chỉ cần đăng kí (apply) visa 1 lần với mức phí là 80 đô (khoảng 1,7 triệu VNĐ) là sẽ có thể xin được visa. Thời gian trung bình để nhận visa Hàn Quốc là 1 tuần. Thời gian ở lại tối đa cho mỗi một lần nhập cảnh là 1 tháng. Sau một tháng, bạn có thể về nước (hoặc đến du lịch nước khác, Nhật Bản chẳng hạn) rồi tiếp tục quay lại Hàn Quốc như bình thường."

"Ong vỡ chợ" nhưng vẫn đợi
Dựa vào mục đích lưu trú, Visa Hàn Quốc có 32 loại trong đó có 04 nhóm chính bao gồm: Visa ngoại giao công vụ (loại A), Visa lao động (loại E), Visa lưu trú ngắn hạn (loại C) và Visa lưu trú dài hạn (loại D).

Mỗi ngày, Đại sứ quán Hàn Quốc chỉ phát 60 phiếu giải quyết việc cấp thị thực. Tuy nhiên với số lượng người lên đến hàng nghìn, việc cấp phiếu và giải quyết lại hẹn cho "tháng sau" nếu bạn bốc phiếu trong ngày.

Bảo vệ vất vả giải quyết tình trạng tắc nghẽn thị thực, nhiều ý kiến cho rằng bảo vệ phát số linh tinh và không theo thứ tự

Công dân Việt Nam có nhiều lý do để nhập cảnh Hàn Quốc từ du lịch, du học, đến làm việc, cư trú lâu dài..
Chị H cho biết : "Gọi 3h chiều lên lấy visa thì bắt xếp hàng đến hơn 7h mới phát số cho tháng sau, dịp lễ 30/4 sắp tới muốn đi du lịch không chắc sẽ kịp."
Anh T ( Bắc Ninh) mong muốn lao động tại thị trường Hàn Quốc với mức lương cao hơn ở Việt Nam chia sẻ " Ở đây thất nghiệp nhiều, lương thì ko lo đủ cuộc sống, sinh viên ra trường thì ko có việc làm buộc lòng tôi phải tìm cơ hội nơi đất khách, bên đó lương cao đi vài năm về kiếm ít vốn rồi trở lại Việt Nam làm ăn."

Tình trạng "Cò mồi", lừa đảo
Không đi được bằng con đường chính thống, hoặc để đỡ tốn thời gian, nhiều người tìm cách sang Hàn Quốc bằng đường “chui” như du lịch, du học... sau đó cư trú bất hợp pháp.
"Chỉ béo mấy con cò. Bên này đang chết đói dài ra, đã thế lại còn truy quét bất hợp pháp mạnh nữa. Những ai đi bằng đường thương mại tính sang để đi cày thì xem xét lại nhé.", Anh Hưng sống và làm việc tại khu vực Ansan cho biết.

Cựu giám đốc Hàn Quốc lừa đảo hơn 17 tỷ đồng của lao động Việt lĩnh án chung thân

Ngoài “chiêu” sang Hàn Quốc bằng visa du lịch, một số “cò” đưa người lao động đi dưới mác du học. Trong quá khứ, nhiều người ở H.Thanh Trì và Q.Hoàng Mai (Hà Nội) đã gửi đơn đến Công an Hà Nội tố cáo bà Hoàng Thị Cúc, Giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại - phát triển Hoàng Kim (Công ty Hoàng Kim, địa chỉ tại P.Hoàng Liệt, Q.Hoàng Mai) cùng chồng là Kim Young-hwan, lừa đảo thông qua việc tổ chức cho người VN sang Hàn Quốc lao động, núp dưới hình thức đi du học, thu hàng trăm nghìn USD nhưng sau khi nhận tiền không thực hiện như đã cam kết. Kết quả điều tra, từ giữa năm 2014, bà Cúc ký hợp đồng với một số đối tượng môi giới, nhận gần 100 hồ sơ, thu tổng cộng khoảng 300.000 USD của những người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc.

Chính phủ Hàn Quốc mạnh tay truy quét cư trú bất hợp pháp

Dù nới lỏng trong việc cấp thị thực cho công dân Việt Nam, nhưng chính phủ Hàn Quốc mạnh tay cho các trường hợp cư trú bất hợp pháp.
Sáng ngày 2/3/2019, tại một nhà hàng dành cho lao động nước ngoài tại khu vực Seoul, Hàn Quốc, các nhân viên cảnh sát đã bất ngờ ập vào và kiểm tra, phát hiện nhiều lao động Việt Nam ,trong đó có nhiều chị em phụ nữ là lao động bất hợp pháp làm thêm tại quán. Tất cả những lao động này đã đưa về văn phòng Quản lý xuất khẩu lao động , đồng thời có 5 du học sinh làm thêm cũng đã bị đưa về điều tra.

Đợt truy quét sáng ngày 2/3 tại nhà hàng khu vực Seoul

Trường hợp bị phát hiện làm việc bất hợp pháp trong ngành xây dựng sẽ bị trục xuất về nước ngay, kể cả khi vẫn còn thời hạn cư trú và áp dụng cho những trường hợp vi phạm lần đầu. Đồng thời, người lao động nước ngoài bị bắt trong các đợt truy quét sẽ bị trục xuất về nước, hạn chế nhập cảnh Hàn Quốc trong thời hạn tối đa 10 năm, cũng như liệt kê vào danh sách và thông báo với cơ quan chức năng nước nhà.
Tuy nhiên những trường hợp nào tự nguyện xin về nước trong thời gian ân xá đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2019 thì vẫn có thể nhập cảnh sang Hàn và không bị cấm thời gian nhập cảnh tính theo năm bất hợp pháp như những lần ân xá trước nữa.
Chứng kiến cảnh những người lao động bất hợp pháp Việt Nam dù bị truy quét, dù phải sống cảnh chui nhủi ở xứ người vẫn không tắt niềm hi vọng vào cuộc mưu sinh để cải thiện cuộc sống

Các bạn trẻ vất vả đợi lấy số phiếu hẹn, giải quyết cho tháng sau

Tình trạng "tắc nghẽn" trong việc cấp thị thực Hàn Quốc cho công dân Việt Nam chứng tỏ nhu cầu xuất cảnh lớn của người dân. Tuy nhiên, người dân cần cẩn thận trước các thông tin và hướng dẫn không chính thống để tránh khỏi trò lừa của "cò mồi", môi giới. Dù bất cứ hình thức cư trú gì, công dân Việt Nam phải chấp hành nghiêm quy định pháp luật và thời hạn cư trú của Chính phủ Hàn Quốc.

Q.Đôn

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/dai-su-quan-han-quoc-quotvo-choquot-nguoi-xin-cap-thi-thuc-1742/