Đài Loan thử nghiệm phi cơ nội địa đầu tiên

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn chứng kiến buổi bay thử đầu tiên của phi cơ huấn luyện nội địa hôm Thứ Hai (22/6), đây là một phần trong kế hoạch của Đài Loan nhằm đẩy mạnh cơ chế tự chủ về phòng vệ.

Phần lớn những thiết bị của lực lượng vũ trang tại Đài Loan được trang bị bởi Hoa Kỳ, lãnh đạo Thái Anh Văn quyết định phát triển hệ thống phòng thủ tự chủ, đặc biệt khi Trung Quốc luôn coi Đài Loan là lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.

Chiếc phi cơ AT-5 Dũng Ưng mới, được sản xuất bởi Tập đoàn hàng không vũ trụ Đài Loan với ngân sách là 2,32 triệu USD, là chiếc phi cơ đầu tiên được phát minh từ khi chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo ra đời vào 30 năm trước. (Ảnh: Scramble Magazine)

Chiếc phi cơ AT-5 Dũng Ưng mới, được sản xuất bởi Tập đoàn hàng không vũ trụ Đài Loan với ngân sách là 2,32 triệu USD, là chiếc phi cơ đầu tiên được phát minh từ khi chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo ra đời vào 30 năm trước. (Ảnh: Scramble Magazine)

Chiếc phi cơ AT-5 Dũng Ưng mới, được sản xuất bởi Tập đoàn hàng không vũ trụ Đài Loan với ngân sách là 2,32 triệu USD, là chiếc phi cơ đầu tiên được phát minh từ khi chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-CK-1 Ching-kuo ra đời vào 30 năm trước.

Bà Thái cho biết trong một buổi phát biểu tại một sân bay quân sự nằm ở trung tâm thành phố Đài Trung rằng: “Dự án phi cơ huấn luyện mới không chỉ tạo ra hơn 2,000 cơ hội việc làm, mà còn truyền thụ những kinh nghiệm và vun trồng thế hệ mới những tài năng làm việc cho lĩnh vực công nghệ hàng không vũ trụ”.

Chuyến bay thử của phi cơ AT-5 diễn ra sau gần một năm nguyên mẫu được hé lộ. Phi cơ có thể được lắp đặt thêm vũ khí, và lực lượng không quân Đài Loan dự định sẽ đưa 66 chiếc vào năm 2026 để thay thế phi cơ huấn luyện già cỗi AT-3 và F-5.

Trước đó, quân đội Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập quy mô lớn quanh hòn đảo. Đài Loan cho biết lực lượng không quân của Trung Quốc đã tiếp cận vùng nhận diện phòng không gần đảo ít nhất 7 lần trong suốt hai tuần gần đây, lần gần nhất là vào Chủ Nhật.

Đài Loan cũng hé lộ kế hoạch tăng cường phòng thủ trong hơn một thập kỷ vào năm ngoái với chương trình đầu tư để phát triển những loại tàu ngầm mới và ưu việt hơn.

Trung Quốc tuyên bố kiên định mô hình "Một quốc gia, hai chế độ" và không bao giờ tha thứ cho các "phần tử ly khai" ở Đài Loan.

Trước đó, trong nhiệm kỳ đầu của bà Thái Anh Văn, Trung Quốc thuyết phục 7 đồng minh của Đài Loan cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Đài Loan hiện được 15 nước công nhận, chủ yếu là các nước nhỏ ở Mỹ Latinh và Thái Bình Dương.

Swissinfo.ch

Minh Châu

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/dai-loan-thu-nghie-m-phi-co-no-i-di-a-da-u-tien-110910.html