Đại Hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi Mỹ bỏ lệnh cấm vận Cuba

Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính mà Mỹ áp đặt đối với Cuba.

 Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu về sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Hoa Kỳ áp đặt đối với Cuba.

Đại hội đồng Liên hợp quốc bỏ phiếu về sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Hoa Kỳ áp đặt đối với Cuba.

Ngày 1/11, 187 nước thành viên Liên hợp quốc đã tiếp tục bỏ phiếu Nghị quyết yêu cầu Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba. Đây là năm thứ 28 liên tiếp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết này.

Kết quả bỏ phiếu, Brazil và Israel là hai nước cùng với Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Hai đồng minh khác của Mỹ là Ukraine và Colombia để phiếu trắng.

Cuộc bỏ phiếu đã diễn ra sau các bài thuyết trình bắt đầu vào thứ ba.

Palestine, thay mặt cho khối các nước đang phát triển, Nhóm 77 và Trung Quốc, lấy làm tiếc rằng Hoa Kỳ đã tăng cường cấm vận.

Từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 3 năm nay, tác động của lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với thương mại nước ngoài của Cuba lên tới hơn 4 tỷ đô la. Đầu tư nước ngoài có giới hạn và tiếp cận khó khăn với các khoản tín dụng phát triển chuyển trực tiếp vào khó khăn kinh tế và tác động nhân đạo cho người dân Cuba. Cải cách kinh tế xã hội của đất nước cũng bị cản trở bởi lệnh cấm vận.

Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodríguez Parrilla cho biết, lệnh cấm vấn của Mỹ là một sự vi phạm nhân quyền, là một hành động diệt chủng và đã gây ra nhiều thiệt hại đối với người dân Cuba, khiến nền kinh tế Cuba thiệt hại khoảng 138 tỷ USD.

Ông Bruno Rodríguez Parrilla báo cáo rằng trong những tháng gần đây, các hành động cấm vận của Washington đã bắt đầu leo thang, bao gồm cả việc ngăn chặn các chuyến hàng nhiên liệu quốc tế đến đảo, giảm quy mô dịch vụ lãnh sự và tấn công các chương trình quốc gia hỗ trợ các nước đang phát triển khác.

15 thành viên của Cộng đồng Caribbean (CARICOM) nói rằng lệnh cấm vận đe dọa sự phát triển của họ. CARICOM nhấn mạnh sự hỗ trợ của Havana cho khu vực. Cuba đã triển khai các chuyên gia y tế đến các khu vực gặp khó khăn, bao gồm cả những khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Keisha McGuire, Đại sứ của Liên hợp quốc tại Grenada, nhớ lại rằng quốc gia này là một trong những quốc gia đầu tiên hỗ trợ The Bahamas trong hậu quả của cơn bão Dorian vào tháng Chín.

Cô cho rằng lệnh cấm vận là hành động lỗi thời trong một thời đại khi mà hợp tác toàn cầu là rất quan trọng để giải quyết các thách thức lớn như biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh rộng lớn hơn, chúng tôi xem lệnh cấm vận không chỉ là một hành động trừng phạt chống lại Cuba mà còn là một trở ngại cho sự phát triển khu vực Caribbean nói chung, cô nói với Đại hội đồng.

Lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba được áp đặt kể từ thời kỳ Chiến tranh lạnh và đã hạ nhiệt sau hơn nửa thế kỷ dưới thời Tổng thống Barack Obama. Trong lần bỏ phiếu ra nghị quyết thường niên về vấn đề này hồi năm 2016, lần đầu tiên Mỹ bỏ phiếu trắng trong bối cảnh Mỹ và Cuba đạt được thỏa thuận dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên mối quan hệ hai nước đã trở nên lạnh nhạt từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng. Kể từ khi nhậm chức đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã siết chặt trở lại các lệnh trừng phạt đối với quốc đảo này.

Trâm Anh (theo UN)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/the-gioi/tin-nhanh/dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-keu-goi-my-bo-lenh-cam-van-cuba-319976.html