Đại học Quốc tế Hồng Bàng đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển xã hội

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập (ĐH, CĐ NCL) Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH, CĐ NCL. PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã phát biểu về việc cần tách biệt chức năng của hai hệ thống trường đại học công lập và ngoài công lập: “Đại học công lập đào tạo nhân tài, là lò luyện thép, là tàu lớn đánh bắt xa bờ. Còn đại học ngoài công lập là lò rèn búa, rèn dao, đánh bắt cá con trong sông rạch để ăn ngay tại chỗ”. Tuy nhiên cũng có vài ý kiến tham gia diễn đàn chưa đồng tình với quan điểm này vì cho rằng cần cùng nhau ra chính sách, ra cơ chế để cùng nhau làm. Có đại biểu tham dự ví von: “Với thế mạnh về quyền tự quyết, tự chủ về tài chính, cơ chế… chỉ có các trường NCL mới có, phải đánh bắt được con cá to hơn các trường công lập, nghĩa là Đại học NCL cũng phải là nguồn cung cấp cá kình cho biển cả”.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị tổng kết 20 năm phát triển các trường ĐH - CĐ ngoài công lập.

Phát biểu khiêm tốn như vậy, nhưng ngay từ ngày đầu mới thành lập (1997), Trường ĐHQT Hồng Bàng đã đi theo kim chỉ nam được Ban Giám hiệu nhà trường, mà người đứng đầu là PGS. TS Nguyễn Mạnh Hùng vạch ra đó phải là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công hiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, sẵn sàng tiến ra biển lớn để hòa nhập với quốc tế ở trong tất các lĩnh vực mà xã hội đang cần… Nhân dịp này, chúng tôi xin điểm lại một số bước đột phá cũng như những thành tựu, các công trình nghiên cứu mà Trường ĐHQT Hồng Bàng đã và đang làm.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng qua nét vẽ của người bạn đời

1. Liên kết, hợp tác, đào tạo với các ngành giáo dục các nước: - Mở hướng đào tạo mới nhằm thuyết phục Đại học Ngoại ngữ Osaka (Trường Quốc gia Nhật Bản) ký kết hợp tác Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng để đào tạo nâng cao ngành Việt Nam học (từ năm 2003 đến nay); - thuyết phục Bộ Giáo dục Cuba đưa sinh viên Cuba sang học ngành Quản trị kinh doanh, Quản trị du lịch tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Nhà trường đã trao 5 học bổng toàn phần cho sinh viên Trường La Habana University - Cuba (năm 2005). Đã có 3 sinh viên tốt nghiệp (Doanh Trần Caraballo, Tuấn Anh Trần Caraballo, Leyva Igorra Mercedes Janet) để trở về Cuba lập nghiệp trong thời kỳ đổi mới; - cùng với Đại học Phnom Pênh - Pour un Sourire d’Enfant (PSE) đưa 60 sinh viên sang Đại học Quốc tế Hồng Bàng học ngành Việt Nam học trong 4 năm; - thuyết phục Hội Hữu nghị Mông Cổ - Việt Nam cho sinh viên Mông Cổ sang học ngành Việt Nam học tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng với học bổng toàn phần (học miễn phí 100%, ở ký túc xá 3 sao của trường)…

Lễ tốt nghiệp của sinh viên Nhật Bản ngành Việt Nam học tại Đại học Osaka Nhật Bản

PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng - hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng thuyết giảng đề tài di sản, di chứng văn hóa thuộc địa Pháp tại Việt Nam

2. Trường ĐHQT Hồng Bàng cung cấp cho ngành giáo dục nói chung và ngành TDTT nói riêng những con cá kình chất lượng cao qua hàng loạt thành tích ấn tượng: Hạng nhì nữ - Giải vô địch bóng rổ nam, nữ toàn quốc năm 2012; Vô địch bóng rổ Nữ TPHCM 5 năm liền; Vô địch bóng rổ nữ tại Lào; Vô địch bóng đá nam sinh viên toàn quốc, toàn thành; Vô địch bóng đá nữ TPHCM... Ngoài ra trường còn quy tụ những VĐV nổi tiếng, ca sĩ, MC, Hoa khôi theo học, giảng dạy tại trường và các sinh viên đạt thành tích cao tại các cuộc thi trong và ngoài nước: Huỳnh Khắc Nguyên (Cử nhân Vovinam - Việt võ đạo); Lý Đức (cử nhân Thể hình thẩm mỹ); Phạm Văn Mách (sinh viên đang theo học ngành Giáo dục thể chất); MC Kiều Hải Chuyên (SV khóa I-1997); Lại Hương Thảo (SV Kế toán Kiểm toán) - Hoa khôi Thể thao năm 2012; ca sĩ Hồ Quỳnh Hương (SV Quản trị Kinh doanh); tập thể 6 sinh viên (Vũ Đức Thịnh, Đinh Ngọc Chính, Nhữ Thị Thùy Diệp, Nguyễn Thanh Đức, Trần Hậu và Đặng Minh Quyền) ngành Mỹ thuật Công nghiệp làm khóa luận tốt nghiệp phim hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng thu hút 69.000 lượt truy cập kèm theo nhiều lời ngợi khen chỉ sau hơn một tuần đăng tải; Phạm Hữu Thủy (SV Kiến trúc), xuất sắc đoạt giải A cuộc thi thiết kế “Nhà ở nông thôn vùng bão lũ, ngập lụt” do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức...

Vô địch bóng đá nam toàn thành 2013

Đồ án tốt nghiệp Mỹ thuật công nghiệp - Đại chiến Bạch Đằng

Phạm Hữu Thủy và mô hình nhà chống lũ - nước lên – nhà lên - người lên - trâu bò cũng lên…

3. Trường ĐHQT Hồng Bàng xây dựng, đào tạo một số ngành cung cấp những con cá kình cho xã hội:

- Ngành Công nghệ SPA Y sinh học thuộc ngành Giáo dục thể chất (con người không chỉ là hệ cơ bắp - cơ, xương, da, nội tạng… - mà còn hệ thần kinh và cảm xúc. Công nghệ SPA góp hệ thần kinh hoàn chỉnh con người). Ngành này đã đào tạo cho sinh viên Việt Nam (bậc Cử nhân).

- Ngành Hoạt hình Manga Nhật Bản và Cartoon Mỹ thuộc ngành Mỹ thuật đa phương tiện. Sinh viên lập nhóm làm đồ án tốt nghiệp như thành lập một công ty hoàn thành một sản phẩm.

- Ngành Võ học Việt Nam gồm 2 bậc cử nhân. Trường đã tổ chức 3 lần Đại hội võ thuật quốc tế quy tựu hơn 40 quốc gia tham dự (năm 2008, 2010, 2012) tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng: Võ cổ truyền Việt Nam, Vovinam Việt võ đạo.

- Ngành Việt Nam học (hệ Thạc sĩ).

4. Trường ĐHQT Hồng Bàng tiên phong thành lập một số ngành học, đáp ứng được nhu cầu, sự phát triển của xã hội: Khối ngành Sức khỏe (Điều dưỡng, Y sĩ Đa khoa, Dược học); ngành Quan hệ quốc tế (trước đây chi có Viện Quan hệ quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam đào tạo); ngành Châu Á - Thái Bình Dương (thay cho ngành Đông phương học)

5. Trường ĐHQT Hồng Bàng là một trong những trường đầu tiên trong hệ thống ĐH NCL được xây dựng hội đồng chức danh Giáo sư cơ sở (học hàm)

6. PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng nhà trường đã sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác bộ Từ điển Kanji Hán - Nhật Việt; thư pháp chữ Hán Nhật; giải mã chứ Hán Nhật viết thảo; từ điển Nhật Việt (viết tay)... để phục vụ cho việc giảng dạy và đào tạo.

7. Đề xuất Nhà giáo Chu Văn An - Nhà giáo muôn thuở: Mô phỏng chân dung nhà giáo Chu Văn An theo bản vẽ - Technique du Annamite - Kỹ thuật của người An Nam của Henri Oger - do PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hùng - nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa sưu tầm, nghiên cứu và công bố

8. Văn hóa ĐHQT Hồng Bàng: “Khoanh tay cúi đầu chào”

ĐHQT Hồng Bàng xây dựng mẫu người lý tưởng trước hết là biết lễ độ và có phong cách trở thành người thủ lĩnh tương lai…

Trò: Thưa thầy, chúng em cúi đầu chào thầy là vì người thầy là bậc cha mẹ và cho chữ nghĩa, còn thầy chào chúng em hành vi ấy có nghĩa như thế nào?

Thầy: Thầy chào các em là chào cương vị một thủ lĩnh: một thủ tướng - một bộ trưởng - một đại biểu quốc hội - một thầy giáo... của một đất nước hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ và giàu mạnh làm chủ tương lai đất nước. Thầy chào trước vì lúc ấy không biết có còn sống mà “cúi đầu xuống” để kịp “ngẩng đầu lên” với vẻ mặt đầy tự tin của một người công dân Việt Nam!

LÊ PHONG - H.MINH

Nguồn SGGP: http://sggp.org.vn/kinhte/tugioithieu/2014/5/348310/