Dải Gaza sẽ mất khoảng 14 năm khắc phục hậu quả sau 1 năm xung đột
Cuộc tấn công của Phong trào Hamas vào Israel ngày 7/10/2023 đã dẫn đến những biến động lớn tại khu vực Dải Gaza. Sau một năm xung đột giữa Israel và Hamas, vùng đất Gaza đã phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Nhiều công trình công cộng, nhà cửa, hạ tầng …tại đây giờ chỉ còn lại là những mảnh vỡ đổ nát. Liên hợp quốc ước tính Gaza sẽ phải mất khoảng 14 năm để khắc phục những thiệt hại này.
Liên tiếp trải qua những trận không kích, dội bom …trong 1 năm xung đột, Liên hợp quốc ước tính có dải Gaza hiện nay có khoảng 42 triệu tấn mảnh vỡ, chủ yếu là từ các tòa nhà, công trình đã bị hư hại. Con số này gấp 14 lần lượng mảnh vỡ tích tụ ở Gaza từ năm 2008. Nếu chất đống, số mảnh vỡ này sẽ tạo thành 1 khối lớn gấp 11 lần Kim tự tháp Giza của Ai Cập. Còn theo dữ liệu từ vệ tinh, trên 75% công trình xây dựng tại Gaza, tương ứng với 163.000 tòa nhà đã bị san phẳng hoàn toàn.
Trước tình hình đó, Liên hợp quốc đang nỗ lực hỗ trợ chính quyền Gaza xem xét cách xử lý và khắc phục hậu quả.
Theo Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Dải Gaza, dể dọn sạch khoảng 10 triệu tấn mảnh vỡ, cần tiêu tốn khoảng 280 triệu USD. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, nếu xung đột chấm dứt ngay từ bây giờ, sẽ tiêu tốn khoảng 1,2 tỷ USD nếu không số liệu đó sẽ vẫn tiếp tục tăng lên.
Những thách thức hiện nay là rất lớn. Việc dọn dẹp và khắc phục hậu quả xung đột sẽ đòi hỏi phải có kế hoạch phù hợp, và rất chi tiết. Chúng tôi phải cân nhắc nhiều yếu tố, từ khối lượng mảnh vỡ cần dọn dẹp cũng như các rủi ro có thể xảy ra. Điều quan trọng là chúng ta phải bắt đầu ngay bây giờ vì việc dọn dẹp đống đổ nát cũng là một nỗ lực để đảm bảo an toàn cho người dân vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế Palestine cũng cảnh báo vẫn còn nhiều nạn nhân đã thiệt mạng bị vùi lấp trong các đống đổ nát, ước tính lên tới 10.000 người. Các mảnh vỡ ngổn ngang còn gây ra nhiều mối lo ngại khác như dễ gây thương tích, ô nhiễm môi trường. Trong số khoảng 2.3 triệu tấn rác thải, còn chứa nhiều sợi amiang có thể gây ung thư và các bệnh về hô hấp nếu hít phải.
Trước đây, nhiều mảnh vỡ bê tông ở Dải Gaza đã được sử dụng để xây dựng các cảng biển. Trong bối cảnh hiện nay, Liên hợp quốc hy vọng hiện có thể tái chế một phần trong số đó để làm mạng lưới đường bộ và xây dựng bờ biển.
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình!