Đại diện Bộ GD&ĐT lý giải việc chi tiêu 16 triệu USD vốn vay ODA

Số tiền này được dùng để trả thù lao cho tác giả, tổ chức triển khai biên soạn, biên tập, thực nghiệm và thẩm định SGK. Ngoài ra, có một phần kinh phí làm SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, SGK chữ nổi Braile phục vụ cho học sinh khiếm thị.

Trong danh mục 32 cuốn sách lớp 1 được Bộ GD&ĐT công bố thuộc 5 bộ sách, trong đó, không có bộ sách nào của Bộ GD&ĐT. Trong khi đó, Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) có sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD; trong đó 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – Phó Vụ trưởng Vụ Trung học thì: Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP) có sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới là 77 triệu USD; trong đó 16 triệu USD được thiết kế để Bộ GD&ĐT biên soạn một bộ sách giáo khoa cho chương trình GDPT mới.

Số tiền này được dùng để trả thù lao cho tác giả, tổ chức triển khai biên soạn, biên tập, thực nghiệm và thẩm định SGK. Ngoài ra, có một phần kinh phí làm SGK song ngữ tiếng dân tộc thiểu số, SGK chữ nổi Braile phục vụ cho học sinh khiếm thị.

Trong Dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông, kinh phí tài trợ được quy định chặt chẽ trong Hiệp định, Sổ tay thực hiện dự án các cấu phần cụ thể với nguồn kinh phí tương ứng. Trong quá trình thực hiện sẽ giải ngân từng hạng mục cụ thể. Để giải ngân được phải xây dựng kế hoạch chi tiết hằng năm theo đúng thiết kế ban đầu... Việc rút vốn được thực hiện theo tiến độ thực hiện và tuân thủ quy trình quy định của pháp luật với sự phê duyệt của Bộ Tài chính, Ngân hàng Thế giới.

SGK theo phương án xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được khoản kinh phí ODA, Bộ GD&ĐT đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình (Ảnh minh họa)

SGK theo phương án xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được khoản kinh phí ODA, Bộ GD&ĐT đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình (Ảnh minh họa)

Tại họp báo công bố danh mục SGK lớp 1 được phê duyệt, nhiều ý kiến đã hỏi về việc, Bộ không tổ chức biên soạn SGK như dự kiến ban đầu, thì 16 triệu USD cho việc này sử dụng như thế nào? PGS.TS Nguyễn Xuân Thành lý giải: Việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn SGK theo thiết kế ban đầu của Dự án và đã tổ chức việc biên soạn SGK theo phương án xã hội hóa, không dùng ngân sách nhà nước đã tiết kiệm được khoản kinh phí này và đang đàm phán với Ngân hàng Thế giới để tái phân bổ cho các hoạt động cần thiết khác trong giai đoạn đầu triển khai chương trình mới như:

Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và tổ chức bồi dưỡng khoảng 900.000 giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; mua SGK cho thư viện của các trường phổ thông vùng khó khăn để học sinh được mượn sách học. Các nội dung này hiện trong thiết kế trong dự án nhưng so với nhu cầu của thực tiễn thì thiếu nhiều.

Tất cả các vấn đề liên quan đến kinh phí của dự án đều phải được sự chấp thuận và giám sát của Ngân hàng thế giới, quy chế của Bộ tài chính và hệ thống pháp luật, thanh tra, kiểm toán” – PGS Nguyễn Xuân Thành khẳng định.

T.Fan

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/dai-dien-bo-gddt-ly-giai-viec-chi-tieu-16-trieu-usd-von-vay-oda-172198.html