Đại dịch đáng sợ khiến 1/3 dân số thế giới nhiễm bệnh

Vào 100 năm trước, dịch cúm Tây Ban Nha trở thành đại dịch nguy hiểm khi nó khiến 500 triệu người (1/3 dân số thế giới vào thời điểm ấy) nhiễm bệnh. Theo ước tính, khoảng 50 - 100 triệu người thiệt mạng vì đại dịch toàn cầu này.

Dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918 và nhanh chóng trở thành đại dịch toàn cầu.

Ban đầu, dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, sau đó lan sang Mỹ và một phần châu Á.

Dịch bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và rộng khắp thế giới vì virus dịch bệnh này lây truyền qua đường không khí và đường du lịch.

Trong thời gian 2 năm (từ năm 1918 - 1919), đại dịch nguy hiểm này đã khiến 500 triệu người (1/3 dân số thế giới vào thời điểm ấy) nhiễm bệnh.

Số lượng bệnh nhân lớn hơn rất nhiều so với số lượng bác sĩ và y tá vào thời điểm ấy. Do vậy, các bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải.

Những người mắc dịch bệnh này ban đầu có những biểu hiện giống như khi mắc cúm thông thường.

Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, bệnh nhân có những biểu hiện như da chuyển sang màu xanh, ói mửa, tiểu tiện không tự chủ.

Nghiêm trọng hơn là virus tấn công mạnh vào phổi. Hậu quả là nhiều nạn nhân chết vì viêm phổi.

Ước tính, khoảng 50 - 100 triệu người thiệt mạng vì dịch cúm Tây Ban Nha.

Số người thiệt mạng vì dịch bệnh này cao gấp 2 lần so với số người chết trong Chiến tranh thế giới 1.

Tâm Anh (theo DM)

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/la-doc-cuoi/dai-dich-dang-so-khien-13-dan-so-the-gioi-nhiem-benh-801569.html