Đại dịch buộc ngành thép phải đối đầu với 'gót chân Achilles'

Cuộc khủng hoảng chứng minh chất xúc tác trị giá 170 tỉ euro mà khu vực châu Âu cần phải cắt giảm đó là tình trạng dư thừa công suất.

Theo Financial Times, lần đầu tiên sau 6 tháng, tại nhà máy thép Fos-sur-Mer gần thành phố Marseille của Pháp, sắt nóng chảy đang tuôn trở lại từ lò cao số 1. Việc khởi động lại cơ sở tại nhà máy ArcelorMittal trên bờ biển Địa Trung Hải mang lại sự cứu trợ hiếm có cho ngành công nghiệp thép trị giá 170 tỉ euro của châu Âu vốn phải vật lộn rất lâu trước virus Corona.

Bị tàn phá bởi chiến tranh thương mại toàn cầu và đối mặt với các chính sách biến đổi khí hậu của EU nhắm vào các quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất châu lục, các nhà sản xuất thép không thể làm được gì khi đại dịch làm giảm nhu cầu từ các khách hàng chính của họ.

Tuy nhiên, khi sự hồi sinh ở COVID-19 đe dọa thêm sự gián đoạn kinh tế, cuộc khủng hoảng có thể chứng minh chất xúc tác cần thiết để đối đầu với thứ mà nhiều người tin rằng là trở ngại lớn nhất và gây tranh cãi nhất đối với một tương lai thịnh vượng cho ngành thép của châu Âu: khủng hoảng thừa công suất.

Ông Roland Junck, Giám đốc Điều hành tạm thời của Liberty Steel châu Âu cho biết: “Ngành công nghiệp thép cần đưa ra một kế hoạch đáng tin cậy: làm thế nào để từ một ngành công nghiệp hoàng hôn, nó có thể trở lại như một ngành công nghiệp sạch và cần thiết trong chuỗi cung ứng công nghiệp của châu Âu”.

Là một cựu chiến binh của ngành công nghiệp sử dụng 330.000 lao động ở châu Âu, ông Roland Junck cho biết: cuộc khủng hoảng đã mang lại cú đánh lớn nhất so với nhu cầu mà ông từng thấy trong sự nghiệp của mình.

Một phần trong số này là do lĩnh vực ô tô, nơi sử dụng thép dẹt trong thùng xe và chiếm khoảng 20% lượng tiêu thụ kim loại của châu Âu. Theo nhà cung cấp linh kiện Continental, doanh số bán ô tô toàn cầu sẽ không phục hồi sớm nhất là cho đến năm 2025 về mức trước đại dịch.

Nhà phân tích Ingo Schachel tại Commerzbank cho biết: “Khả năng sinh lời đã bị suy giảm trước cuộc khủng hoảng COVID-19 và giờ đây với sự yếu kém của các thị trường cuối cùng quan trọng như ô tô, vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn. Chúng tôi đang chứng kiến mức lợi nhuận thấp trong lịch sử”.

UBS ước tính khoảng 1/3 các lò cao ở châu Âu tạm thời đóng cửa đã được kích hoạt trở lại. Nguồn ảnh: AFP.

UBS ước tính khoảng 1/3 các lò cao ở châu Âu tạm thời đóng cửa đã được kích hoạt trở lại. Nguồn ảnh: AFP.

Thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao tại nhà sản xuất lớn nhất châu Âu ArcelorMittal giảm 65% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Hồi tháng 8, Tập đoàn Đức Thyssenkrupp cảnh báo: Bộ phận thép của họ sẽ lỗ khoảng 1 tỉ euro trong năm nay.

Tình hình tài chính bấp bênh đang gây ra sự bất an sâu sắc trong lực lượng lao động của ngành, vốn đã phải chịu đựng một thập kỷ cắt giảm và mất việc làm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

UBS ước tính khoảng 1/3 các lò cao ở châu Âu tạm thời đóng cửa đã được khởi động trở lại, hoặc sẽ sớm thôi. Theo dữ liệu từ Argus Media, giá thép cuộn cán nóng của châu Âu, một loại thép tiêu chuẩn và là nguyên liệu đầu vào cho nhiều mặt hàng sản xuất, tăng 1/4 kể từ khi chạm mức thấp nhất hồi tháng 6.

Giá thép cuộn cán nóng của Trung Quốc và châu Âu đều tăng. Nguồn ảnh: Argus Media.

Những cam kết của chính phủ Pháp và Đức trong việc hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khủng hoảng bằng cách chi tiêu cho cơ sở hạ tầng có khả năng thúc đẩy nhu cầu đối với những sản phẩm thép. Ông Colin Richardson của Argus cảnh báo rằng: "Tất cả nhu cầu hiện tại chủ yếu là dự trữ, vì vậy nó sẽ giảm trong quý IV".

Ngay cả khi khả năng phục hồi được chứng tỏ, hầu hết các giám đốc điều hành đều đồng ý rằng đại dịch đã tạo ra sự cấp bách mới cho nhu cầu đại tu toàn ngành. Những công ty đã trải qua đại dịch phải đối mặt với một số vấn đề, thì tình hình của COVID-19 đã khiến nó trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Giống như phần còn lại của thị trường thép toàn cầu, châu Âu từ lâu đã phải hứng chịu tình trạng dư thừa nhà máy, khiến giá và lợi nhuận giảm. Công suất thừa toàn cầu ước khoảng 500 triệu tấn, so với tổng sản lượng 1,87 tỉ tấn năm ngoái.

Bất chấp việc đóng cửa nhiều nhà máy cũ và ô nhiễm ở Trung Quốc, vẫn có những lo ngại về nguồn cung quá nhiều từ nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.

Kể từ khi ngành công nghiệp thép trong lịch sử được các chính phủ coi là biểu tượng của sức mạnh kinh tế quốc gia, các chính trị gia không hề thích trừng phạt bằng cách đóng cửa nhà máy.

Nhà sản xuất thép lớn thứ 2 châu Âu Thyssenkrupp là ứng cử viên tự nhiên dẫn đầu bất kỳ sự rung chuyển nào sau khi tập đoàn này bán bớt mảng kinh doanh thang máy với giá 17 tỉ euro hồi đầu năm.

Các tập đoàn thép châu Âu hoạt động kém hiệu quả vào giai đoạn cuối năm. Nguồn ảnh: Refinitiv.

Nếu một cuộc khủng hoảng COVID-19 tồi tệ hơn có thể phá vỡ sự phản kháng của các chính trị gia trong việc củng cố, thì các cơ quan quản lý của châu Âu cũng sẽ cần thuyết phục.

Năm ngoái, cơ quan giám sát cạnh tranh của EU đã chặn kế hoạch của Thyssenkrupp để trở thành một cường quốc trong ngành thông qua hợp tác trị giá 15 tỉ euro với Tata Steel Europe. Mặc dù, tập đoàn của Đức đang kháng cáo phán quyết để ngăn chặn tiền lệ trong trường hợp gã khổng lồ Ấn Độ thực hiện một cách tiếp cận khác.

Việc EU thúc đẩy nền kinh tế không thải ròng vào năm 2050 đã nổi lên như một thách thức lớn đối với khu vực này, vốn là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trên toàn cầu.

Trong 3 năm qua, giá giấy phép carbon mà những công ty gây ô nhiễm ở châu Âu phải có để bù đắp lượng khí thải của họ đã tăng vọt. Ước tính việc khử cacbon trong các hoạt động của riêng ArcelorMittal có thể tiêu tốn tới 40 tỉ euro.

Cùng với việc tài trợ công cho các dự án carbon thấp, hy vọng các nhà sản xuất thép châu Âu có thể trở thành những nhà sản xuất thép đi đầu trong việc sản xuất kim loại sạch hơn. Ông Schachel thuộc ngân hàng Commerzbank lưu ý: “Ngành công nghiệp thép phải tìm cách đối phó với mức nhu cầu thấp hơn về mặt cấu trúc bởi cuộc khủng hoảng sẽ để lại tác động lâu dài”.

Phùng Mỹ

Nguồn NCĐT: https://nhipcaudautu.vn/the-gioi/dai-dich-buoc-nganh-thep-phai-doi-dau-voi-got-chan-achilles-3337322/