'Đại công xưởng' vàng mã hối hả mùa cao điểm

Nức tiếng cả nước với tranh dân gian Đông Hồ, hơn chục năm nay, xã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) còn được biết tới là 'đại công xưởng vàng mã' lớn nhất nước.

Cũng giống với nhiều làng nghề làm vàng mã khác, đến dịp rằm tháng 7 Âm lịch, việc mua bán hàng mã tại 'thủ phủ' vàng mã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) diễn ra nhộn nhịp.

Cũng giống với nhiều làng nghề làm vàng mã khác, đến dịp rằm tháng 7 Âm lịch, việc mua bán hàng mã tại 'thủ phủ' vàng mã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) diễn ra nhộn nhịp.

Từ sáng sớm đến tối luôn có ô tô chở vàng mã, ngựa giấy, voi giấy với đủ kích cỡ và màu sắc.

Chị Nguyễn Thị Thảo (một khách buôn đến từ Văn Giang, Hưng Yên) chia sẻ: "Dịp tháng 7 này, khách hàng chủ yếu mua quần áo, hình nhân, đồ gia dụng... Song Hồ là nơi sản xuất hàng mã lớn nhất nhì miền Bắc nên tôi đánh xe xuống tận đây lấy cho được giá".

Các sản phẩm vàng mã giờ có máy cắt công nghiệp, không còn cắt bằng tay như trước.

Việc làm đồ mã đã bắt đầu được thực hiện chuyên môn hóa, mỗi gia đình chỉ làm từ 1 đến 2 món đồ chuyên biệt.

Hàng mã năm nay chủ yếu là ô tô, xe máy, iphone, nội y, túi xách hàng hiệu...

Quần áo, giày dép, đồ dùng cá nhân từ 30.000 - 80.000 đồng/bộ. Còn ô tô, xe máy, biệt thự, tủ lạnh, máy giặt có giá khoảng 200.000 đồng, hàng cao cấp phải đặt trước tùy theo khách yêu cầu.

Một bộ đầy đủ điện thoại, máy tính bảng được thiết kế khá công phu có giá 120.000 - 150.000 đồng.

Tất bật chuẩn bị hàng cho khách, bà Làn cho biết: "Vào những dịp khách đặt nhiều hàng. Để chuẩn bị hàng bán cho tháng 7, chúng tôi vất vả mất một tháng. Ở đây, mỗi nhà làm một vài sản phẩm. Nhà tôi có 6 người, mỗi ngày sẽ làm được mười con ngựa".

Một người dân chở hàng đi bán buôn cho người ngoại tỉnh tới nhập hàng.

Lắp ráp các bộ phận khung ngựa giấy. Để đan hoàn chỉnh phần khung của con ngựa, người thợ quen nghề cần khoảng 2 tiếng.

Công việc của người bồi giâývô cùng tỷ mẩn. Giấy phải căng, phẳng không được nhăn nheo, Nguyên liệu chủ yếu là giấy bồi, bột màu, keo hồ...

Voi giấy được phơi ngoài hiên nhà đợi khô.

Chị Phạm Thanh Hương (xã Song Hồ) chia sẻ: "Quan niệm trần sao âm vậy, nên ở đây không thiếu thứ gì"

Để làm ra các sản phẩm đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Công đoạn nào cũng cần sự tỷ mỉ của người thợ.

Lê Phú/ Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/anh/dai-cong-xuong-vang-ma-hoi-ha-mua-cao-diem-20180823133741110.htm