Đại công trường sửa cầu Thăng Long

Trong lần đại tu thứ ba, cầu Thăng Long (Hà Nội) được bóc sạch lớp bê tông hiện hữu để phủ lại bề mặt bằng công nghệ mới. Tổng kinh phí sửa chữa lên tới 270 tỷ đồng.

 Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh. Từ 8/8, xe cộ bị cấm lưu thông ở tầng trên của cầu (dành cho xe cơ giới) để phục vụ việc thi công sửa chữa. Khi cầu Thăng Long đóng cửa, ôtô ra vào cửa ngõ tây bắc Hà Nội phải dồn sang cầu Nhật Tân.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh. Từ 8/8, xe cộ bị cấm lưu thông ở tầng trên của cầu (dành cho xe cơ giới) để phục vụ việc thi công sửa chữa. Khi cầu Thăng Long đóng cửa, ôtô ra vào cửa ngõ tây bắc Hà Nội phải dồn sang cầu Nhật Tân.

Tính đến nay, cầu Thăng Long đã trải qua 2 lần đại tu và hàng trăm lần sửa chữa nhỏ. Mặt cầu nhanh chóng hư hỏng trở lại sau mỗi lần như vậy.

Trong lần đại tu năm 1999, đơn vị thi công đã phải cào bóc 3 cm lớp trên và thảm phủ lớp bê tông nhựa mới. Năm 2009, mặt cầu Thăng Long được thay thế lớp phủ bằng công nghệ vật liệu SMA. Chỉ sau 1-2 tháng, mặt cầu lại hư hỏng và phải sửa chữa lớn vào những năm 2011-2012.

Qua kiểm định, giàn chủ và bản thép mặt cầu dày 14 mm của cầu Thăng Long chưa xuất hiện hư hỏng, vẫn đảm bảo khả năng chịu lực. Tuy nhiên, thiết kế bản thép mặt cầu từ những năm 1980 không đáp ứng yêu cầu về độ cứng, dẫn đến bản mặt cầu bị võng cục bộ, không phù hợp với tải trọng, lưu lượng xe hiện nay.

Ở lần đại tu này, công nhân cải tạo bản thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ bằng cách làm sạch bề mặt, hàn đinh neo dài 5 cm theo công nghệ plasma tốc độ nhanh để không gây biến tính vật liệu thép. Sau đó, công nhân đặt lưới thép lên rồi đổ bê tông siêu tính năng (UHPC) cường độ cao.

Mặt cầu được phủ bê tông nhựa polymer trên cùng để đảm bảo êm thuận, giảm ồn khi xe đi qua.

Trong thời gian sửa chữa, tầng dưới của cầu dành cho 2 làn xe thô sơ vẫn hoạt động bình thường. Tàu hỏa lưu thông ở giữa với tốc độ 5 km/h.

Tổng mức đầu tư của dự án sửa mặt cầu là 269,3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp cho công tác quản lý bảo trì quốc lộ. Việc sửa chữa dự kiến hoàn thành trong quý IV/2020.

Công tác sửa chữa mặt cầu Thăng Long được đánh giá là cấp bách bởi tuyến cầu cạn vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long đang hoàn thiện và dự kiến khánh thành trong năm nay.

Cầu Thăng Long (chấm đỏ) khánh thành ngày 9/5/1985, sau 11 năm xây dựng. Cầu còn có tên khác là Cầu Hữu Nghị Việt Xô do công trình được Liên Xô tài trợ nguyên vật liệu và hỗ trợ thi công. Ảnh: Google Maps.

Tài xế mong cầu Thăng Long sớm được sửa chữa Mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) xuống cấp trầm trọng với hàng loạt ổ voi, ổ gà. Cánh tài xế mong muốn cầu sớm được sửa chữa để việc đi lại được thuận lợi.

Chí Lý

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/dai-cong-truong-sua-cau-thang-long-post1046677.html