Đại biểu Quốc hội chụp ảnh Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức là… bình thường

Trả lời câu hỏi của báo giới: khi bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, việc một số đại biểu Quốc hội dùng iPhone, iPad chụp ảnh được cho là thiếu trang nghiêm, không thích hợp với không khí thiêng liêng đang được truyền hình trực tiếp đến cử tri cả nước, tại cuộc họp báo công bố kết quả Kỳ họp 11 của Quốc hội, diễn ra sáng nay (12/4), ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng thư ký Quốc hội, cho rằng việc này… bình thường.

Đã kiện toàn 37/57 chức danh

“Đại biểu Quốc hội chụp ảnh để lưu lại dấu ấn, kỷ niệm, nên không có vấn đề gì, là chuyện bình thường...”, ông Phúc nói và cho biết thêm, thực ra việc tuyên thệ của một số chức danh trước Quốc hội không phải là mới, bởi năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trước Quốc hội ở Đình Tân Trào (Tuyên Quang).

Đây là ý tưởng cho việc thực hiện tuyên thệ của một số chức danh tại Kỳ họp 11 này.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức

Trả lời câu hỏi tại Kỳ họp 11, trong quá trình kiện toàn bộ máy Nhà nước, có ai ứng cử, đề cử ngoài danh sách nhân sự đã được chuẩn trước không, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, không có đại biểu Quốc hội nào ứng cử, đề cử, mặc dù họ có quyền này.

“Tuy Quốc hội khóa XIV sắp tới sẽ tiếp tục kiện toàn nhân sự, nhưng vì Kỳ họp 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc đã kiện toàn 37/57 chức danh, nên Quốc hội khóa tới sẽ không còn miễn nhiệm các chức danh nữa, mà chủ yếu là bầu mới…”, ông Phúc nói.

Liên quan đến than phiền của các đại biểu Quốc hội, tuy đã có nhiều cải thiện, nhưng ngay tại Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội này, họ vẫn nhận được tài liệu về các dự án luật chậm, nên quỹ thời gian nghiên cứu, góp ý sâu còn eo hẹp, ông Phúc cho biết, tình trạng này đã được khắc phục trong thời gian qua, nhưng đến nay chưa triệt để. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ cả phía cơ quan soạn thảo, lẫn cơ quan thẩm tra. Tới đây vấn đề này sẽ được nghiên cứu để khắc phục.

Sẽ tăng cường giám sát việc thực thi luật

Khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp 2014, đã bãi bỏ các quy định nhằm ngăn chặn phát sinh giấy phép con. Theo đó các điều kiện về kinh doanh chỉ được ban hành ở cấp nghị định. Thế nhưng tại sao Quốc hội lại cũng thông qua nhiều luật chuyên ngành, chẳng hạn như Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản… với nội dung cho phép các bộ trưởng được ban hành điều kiện kinh doanh?

Tại cuộc họp báo, ông Lê Minh Thông, Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết, Luật Doanh nghiệp là bước tiến mới tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Khi có sự khác biệt giữa luật này với các luật chuyên ngành, thì áp dụng theo luật chuyên ngành.

“Do chúng ta chưa có đầy đủ điều kiện để rà soát, thống kê tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên trong một số luật chuyên ngành có giao cho bộ trưởng cụ thể hóa một số điều kiện kinh doanh. Hơn ai hết, các bộ trưởng mới nắm chắc vấn đề này. Điều đó không phương hại đến quyền kinh doanh của các doanh nghiệp, vì các ngành nghề được giao cho các bộ trưởng quy định chi tiết vẫn nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của luật…”, ông Thông nói.

Quốc hội khóa XIV tới sẽ giám sát mạnh mẽ việc thực thi pháp luật, vì đây vẫn là một trong những hạn chế của Quốc hội khóa XIII.

Giải đáp câu hỏi của báo giới, tới đây khi các điều kiện kinh doanh ở cấp thông tư mà không nâng lên thành luật thì có bị hết hiệu lực không, Quốc hội giám sát như thế nào đối với việc này, cũng như áp dụng các luật được ban hành gần đây, ông Thông cho hay, các điều kiện kinh doanh được quy định ở các thông tư mà chưa kịp nâng cấp lên thành nghị định chưa thể hết hiệu lực ngay, vì trong thời gian ngắn không th

“Quốc hội khóa XIV tới sẽ giám sát mạnh mẽ việc thực thi pháp luật, vì đây vẫn là một trong những hạn chế của Quốc hội khóa XIII. Quốc hội ban hành nhiều luật, nhưng việc thực hiện không ít luật chưa như ý muốn. Vấn đề này cần được khắc phục để luật sau khi ban hành phải được thực thi trên thực tế...”, ông Thông cho biết.

Để hoàn thành việc này. Cố gắng là những quy định gì không trái với Luật Doanh nghiệp và luật chuyên ngành, thì tiếp tục thực hiện, trước mắt chỉ xử lý những quy định đang trái với Luật Doanh nghiệp.

“Quốc hội khóa XIV tới sẽ giám sát mạnh mẽ việc thực thi pháp luật, vì đây vẫn là một trong những hạn chế của Quốc hội khóa XIII. Quốc hội ban hành nhiều luật, nhưng việc thực hiện không ít luật chưa như ý muốn. Vấn đề này cần được khắc phục để luật sau khi ban hành phải được thực thi trên thực tế...”, ông Thông nói.

Hữu Hòe

Nguồn ĐTCK: http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/dai-bieu-quoc-hoi-chup-anh-chu-tich-quoc-hoi-tuyen-the-nham-chuc-la-binh-thuong-148591.html