Đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh không lây nhiễm, trẻ em từ 2-5 tuổi nếu thường xuyên uống nước ngọt thì nguy cơ béo phì tăng 43%. Trẻ thường xuyên uống đồ uống có đường chỉ số khối lượng cơ thể tăng 0,24 so với trẻ không uống đồ uống có đường.
TS. HOÀNG THỊ MỸ HẠNH, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế: “ Khi các em nhận thông điệp đồ uống này rất là ngon, được quảng cáo bởi diễn viên thần tượng hoặc giúp sảng khoái hơn thì chắc chắn các em sẽ mua nếu giá thành rẻ và có khả năng chí trả hoặc xin bố mẹ mua cho”.
Bà NGUYỄN THỊ VIỆT NGA, Phó trưởng đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh Hải Dương: “Không những quảng cáo chiếm nhiều thời lượng, trong giờ vàng, mà còn quản cáo trực quan trên đường phố tấm lớn, pano điện tử tại các vị trí đắc địa ở thành phố lớn, ở các đô thị, việc quảng cáo tràn lan, nếu muốn để thay đổi nhận thức người dân về tiêu dùng thì phải tuyên truyền, bắt đầu từ khâu quảng cáo phải có những quy định nghiêm ngặt như là đồ uống có cồn.”
Ngoài ra để hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, các đại biểu khuyến nghị trẻ em từ 2 -18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ xuống dưới 25mg mỗi ngày và chỉ giới hạn không quá 235 ml đồ uống có đường mỗi tuần. Đồng thời trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường./.
Thực hiện : Như Thảo Ninh Tùng