Đặc sắc Tết Nào Pê Chầu của người Mông Tây Bắc

Tết truyền thống của người Mông Tây Bắc (hay còn gọi là Tết Nào Pê Chầu) thường diễn ra vào cuối tháng 11 âm lịch hàng năm và kéo dài trong nhiều ngày, đây là lúc mùa màng trên nương đã thu hoạch xong. Tết Nào Pê Chầu là dịp để đồng bào Mông nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ, hỏi thăm nhau và chúc nhau những điều tốt đẹp, thắt chặt hơn tình đoàn kết cộng đồng, làng bản, đồng thời cùng nhìn lại những thành quả sau một năm lao động vất vả.

Đồng bào dân tộc Mông đến từ xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã tái hiện Tết Nào Pê Chầu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) để giới thiệu, quảng bá đến đông đảo du khách về tết truyền thống của dân tộc mình. Tết Nào Pê Chầu gồm nhiều nghi lễ: Lễ quét bồ hóng, Lễ cúng Xử Ka Lò De (4 vị thần quan trọng nhất mà bất kỳ gia đình nào cũng phải thờ), Lễ cúng tất niên (cúng tổ tiên), Lễ lấy nước lộc năm mới và Lễ hạ mâm.

Chủ lễ thực hiện nghi thức quét bồ hóng trong nhà để bỏ đi những điều xấu trong năm cũ. Ảnh: Thanh Thuận

Chủ lễ thực hiện nghi thức quét bồ hóng trong nhà để bỏ đi những điều xấu trong năm cũ. Ảnh: Thanh Thuận

Chủ lễ dâng lễ vật cầu khấn mời tổ tiên. Ảnh: Thanh Thuận

Theo quan niệm của đồng bào Mông, bát nước lộc đầu năm là để đoán lượng mưa trong năm mới. Ảnh: Thanh Thuận

Người dân tham gia giã bánh dầy - món bánh không thể thiếu trong ngày Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: Thanh Thuận

Trai gái Mông múa khèn trong ngày Tết Nào Pê Chầu. Ảnh: Thanh Thuận

Các thiếu nữ Mông vui trò hát ống (cha xái). Ảnh: Thanh Thuận

Thanh Thuận

Nguồn Biên Phòng: http://bienphong.com.vn/dac-sac-tet-nao-pe-chau-cua-nguoi-mong-tay-bac/