Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ đang huấn luyện tại một 'vị trí chiến lược' gần Nga

Vào đầu tháng 5, Lực lượng Đặc nhiệm châu Âu (SOCEUR) của Mỹ đã tiến hành cuộc tập trận lớn nhất hàng năm kết hợp với một cuộc tập trận nhỏ hơn, huấn luyện với các đơn vị đặc nhiệm từ một số quốc gia thành viên NATO và đối tác

Lực lượng đặc nhiệm Romania, Ukraina và Mỹ tiến hành huấn luyện cận chiến trong Trojan Footprint 21 ở Romania, ngày 6 tháng 5 năm 2021.

Đợt tập trận mang tên Trojan Footprint 21Black Swan 21 được cho là đặc biệt thích hợp khi căng thẳng Ukraine- Nga, miền Đông Ukraine và Crimea vẫn đang âm ỉ.

Theo Insider, SOCEUR đã lên kế hoạch cho cả hai cuộc tập trận diễn ra cùng lúc để mô phỏng một cuộc xung đột toàn diện với Nga, từ các quốc gia Baltic và Scandinavia đến Ukraine và khu vực Biển Đen.

Đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ, đặc nhiệm Mũ nồi xanh, và Lực lượng Không quân Mỹ đã tham gia cuộc tập trận với lực lượng đặc biệt từ Áo, Bulgaria, Croatia, Đức, Georgia, Hungary, Montenegro, Bắc Macedonia, Tây Ban Nha, Ukraine và Vương quốc Anh.

Các cuộc tập trận thực tế đã diễn ra ở Romania và khắp Đông Âu.

Bên cạnh việc kiểm tra khả năng tương tác của các đơn vị đặc nhiệm quốc gia khác nhau trong các bộ kỹ năng như yểm trợ tầm gần, chiến đấu tầm gần và đổ bộ lên tàu, tìm kiếm và thu giữ, hai cuộc tập trận Trojan Footprint 21Black Swan 21 tập trung vào việc các đơn vị thông thường và các đơn vị đặc nhiệm sẽ làm việc cùng nhau trong một cuộc xung đột lớn với Nga.

Sự hợp nhất giữa các nhóm binh sỹ thông thường và binh lính đặc nhiệm là điều cần thiết trong một môi trường xung đột với các đối thủ ngang hàng.

Trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga, các đơn vị Tác chiến Đặc biệt của Hải quân Mỹ được cho là sẽ cực kỳ có giá trị vì một số lý do.

Kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea, quân đội Nga đã tăng cường sự hiện diện trong khu vực, biến nó thành một pháo đài dường như bất khả xâm phạm bảo vệ sườn phía nam của Moscow cả trên bộ và trên không.

Nga đã triển khai một số khẩu đội phòng không S-400 đáng gờm tới Crimea.

Trên thực tế, Moscow đã biến bán đảo này thành một ví dụ điển hình của khái niệm chống tiếp cận / từ chối khu vực (A2 / AD), nhằm đánh bại ưu thế không quân và hải quân của Mỹ bằng cách đe dọa tàu bè và máy bay bằng tên lửa và vũ khí khác, do đó ngăn chặn chúng tiếp cận.

Tuy nhiên, các tướng lĩnh Mỹ cho rằng Crimea sẽ là một môi trường lý tưởng cho các hoạt động Tác chiến Đặc biệt của Hải quân Mỹ.

Các đội SEAL có thể tiến hành các cuộc đột kích và phục kích trên bãi biển, trinh sát đặc biệt trên biển và trên bộ cũng như các nhiệm vụ đặc biệt dưới nước, chẳng hạn như đặt các cảm biến trong lòng đại dương hoặc đặt mìn tàu của đối phương.

Nhưng SEALs không phải là lực lượng duy nhất của Hải quân Mỹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Nga.

Đó còn là đội xuồng chiến đấu đặc biệt (SWCC), là một trong những lực lượng đặc nhiệm nhỏ nhất trong Bộ tư lệnh các lực lượng đặc nhiệm của Mỹ.

Có chưa đến 1.000 lính biệt kích trong số khoảng 70.000 lính đặc nhiệm trong toàn quân đội Mỹ - SWCC chuyên hoạt động trực tiếp trên biển, trinh sát đặc biệt và xâm nhập / đột nhập các lực lượng đặc nhiệm khác.

"SWCCs là sự lựa chọn hoàn hảo cho một trường hợp đối đầu gần ngang hàng. Chúng tôi là một cộng đồng nhỏ, mọi người có xu hướng đánh giá thấp khả năng của chúng tôi. Chúng tôi có thể đơn phương tiến hành các hoạt động trong cả môi trường biển và ven sông ", một nhà điều hành SWCC nói về vai trò của đơn vị với Insider.

Anh Minh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dac-nhiem-seal-cua-hai-quan-my-dang-huan-luyen-tai-mot-vi-tri-chien-luoc-gan-nga-post1337221.tpo