Đặc khu kinh tế: Có lạc quan quá hay không?

Nhiều kỳ vọng 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc) nếu được Quốc hội cho thực hiện sẽ giúp hình thành khu vực tăng trưởng cao với phương thức quản lý mới, ổn định lâu dài.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt về chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước.

Dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã gắn tên với các đơn vị cụ thể là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Trong dự thảo luật, đặc khu là một cấp chính quyền địa phương, có cả HĐND và UBND.

20 năm thấp thỏm… khai sinh

Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hóa ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017).

Dự kiến, dự án luật sẽ được trình Quốc hội thảo luận lần cuối và xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV (tháng 5-6/2018), sau đó sẽ chính thức thành lập các đặc khu kinh tế.

Việc xây dựng luật này xuất phát từ quy định của Hiến pháp và chỉ đạo của Bộ Chính trị. Điều 110 của Hiến pháp đã nói về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, theo đó có sự đặc biệt về cả hành chính và kinh tế. Thông báo số 21 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát các ưu đãi dành cho đặc khu. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật và các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật, chuẩn bị báo cáo giải trình thêm với Quốc hội.

Dự thảo luật đặc khu có gì nổi bật?

Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (dự thảo luật đặc khu) đã được chỉnh sửa, bổ sung sau khi lấy ý kiến của các chuyên gia, các bộ ngành và cơ quan liên quan, và sẽ được tiếp tục thảo luận tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo luật đặc khu là phương án giao đất và cho thuê đất đến 99 năm. Đây là nội dung rất được quan tâm vì liên quan đến an ninh quốc phòng. Dự thảo nêu rõ: Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc miễn tiền thuê đất, theo dự luật, kể cả nhà đầu tư chiến lược cũng được miễn không quá 30 năm, nhưng không quá 1/2 thời gian hoạt động của nhà đầu tư để đảm bảo có nguồn thu cho đặc khu.

Việc thành lập Hội đồng đặc khu do Thủ tướng quyết định, có cơ chế khác với Hội đồng nhân dân hiện nay. Hội đồng này gồm tối đa 11 người, gồm đại diện nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà đầu tư chiến lược và cộng đồng doanh nghiệp.

Hội đồng có 3 chức năng chính, gồm: Tư vấn phản biện bắt buộc đối với các vấn đề lớn của đặc khu như: quy hoạch, chiến lược phát triển, phê duyệt kinh tế xã hội, ban hành văn bản pháp quy...; Kịp thời cảnh báo cho Trưởng đặc khu trong các quyết định; Độc lập báo cáo, đánh giá hoạt động quản lý của Trưởng đặc khu.

Theo dự thảo luật đặc khu, chỉ có Trưởng đặc khu, Trưởng cơ quan chuyên môn, Trưởng khu hành chính là công chức như hiện hành, còn tất cả các cấp khác là công chức hợp đồng.

Theo Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, sau khi được chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 6 chương, 88 điều và 6 Phụ lục. Tên gọi của dự thảo Luật được bổ sung để phù hợp với phạm vi điều chỉnh là “Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu sau khi được rà soát bao gồm 131 ngành, nghề. Dự thảo Luật đặc khu cũng bổ sung quy định “mở” về việc áp dụng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tạo cơ chế năng động, sáng tạo, linh hoạt trong quản lý, điều hành hoạt động kinh tế - xã hội và thử nghiệm chính sách tại từng đặc khu.

Dự thảo luật bổ sung quy định thiết lập cơ chế kiểm soát đặc khu của Trung ương đặt tại từng đặc khu thông qua Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Dự báo tác động

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ giúp hình thành khu vực tăng trưởng cao với phương thức quản lý mới và ổn định trong một thời gian dài, tạo ra khu vực có môi trường sống hiện đại, xanh, sạch, an toàn. Đồng thời, tạo ra được giá trị mới và gia tăng cao trong một thời gian ngắn để bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao thu nhập bình quân đầu người và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ông Đông thông tin, Việt Nam đang xây dựng Luật với mong muốn tạo ra sân chơi mới với cơ chế vượt trội, thu hút, cạnh tranh với nước ngoài trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế với 20 hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, theo ông Đông, các đặc khu kinh tế sẽ tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sinh học, giáo dục, y tế, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa, phát triển ngành dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay, thương mại, tài chính…

Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng tại các đặc khu bởi thể chế hành chính hiện đại, ổn định, cơ chế, chính sách ưu đãi cạnh tranh quốc tế ở mức cao nên khả năng thu hồi vốn nhanh.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho rằng, vị thế và thương hiệu doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại đặc khu cũng được nâng cao, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận với kỹ năng quản trị tiên tiến hiện đại và thành tựu khoa học công nghệ mới.

Ưu đãi gì cho đặc khu?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những đề xuất ưu đãi tại các đặc khu của Việt Nam chỉ kém các thiên đường thuế. Các chính sách ưu đãi dành cho đặc khu đã được tính toán, cân nhắc kỹ càng để đảm bảo tính đột phá, vượt trội, cạnh tranh.

Dự thảo luật đưa ra nhiều ưu đãi cả về mặt thể chế lẫn thuế, điều kiện kinh doanh cho các nhà đầu tư tại ba đặc khu trong tương lai. Một số điều chưa có tiền lệ ở Việt Nam: được phép lựa chọn hệ thống pháp luật nước ngoài (qua thỏa thuận) để giải quyết tranh chấp, được đóng mức các mức thuế rất thấp (thường thấp hơn một nửa) so với những nơi khác, thu ngân sách được giữ lại toàn bộ để phát triển, trưởng đặc khu gần như có toàn quyền quyết định các vấn đề hệ trong trong đặc khu.

Ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này được kỳ vọng sẽ đem lại những đột phá mới trong phát triển kinh tế nhờ hàng loạt các ưu đãi vượt trội đối với các nhà đầu tư, trong đó phải kể đến ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Bên canh đó, các nhà đầu tư tại đặc khu còn được hưởng ưu đãi thuế xuất - nhập khẩu, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước...

Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế Trần Duy Đông nhấn mạnh: Về phương án giao đất và cho thuê đất, phương án được Chính phủ đề xuất vẫn là 99 năm, nhưng chỉ đối với rất ít dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư. Ngoài ra, dự thảo Luật tiếp tục hoàn thiện thêm những chính sách mới như: Khu thương mại tự do, khu thương mại tự do gắn với sân bay để cạnh tranh, vấn đề công chức hợp đồng tại đặc khu, đất đai…

Một số ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu:

Nhu cầu vốn làm đặc khu

Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.

Cụ thể, cơ cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc 19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét, chứ chưa “chốt”.

“Tạo động lực hình thành 3 đầu tàu lôi kéo nền kinh tế... ”

Trước con số này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải để tiêu tiền.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức đặc biệt về chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước.

Dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã gắn tên với các đơn vị cụ thể là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Trong dự thảo luật, đặc khu là một cấp chính quyền địa phương, có cả HĐND và UBND.

20 năm thấp thỏm… khai sinh

Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế xuất hiện ngay từ sau Đổi mới ra đời, và được văn bản hóa ở Nghị quyết trung ương 4 khóa VIII (1997), Văn kiện Đại hội X năm 2006. Đến năm 2017, trên cơ sở Thông báo kết luận số 21-TB/TW ngày 22/3/2017 của Bộ Chính trị, Dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, được chuẩn bị từ năm 2014 mới chính thức được Chính phủ trình ra Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV (tháng 10-11/2017).

Dự kiến, dự án luật sẽ được trình Quốc hội thảo luận lần cuối và xem xét thông qua vào kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV (tháng 5-6/2018), sau đó sẽ chính thức thành lập các đặc khu kinh tế.

Việc xây dựng luật này xuất phát từ quy định của Hiến pháp và chỉ đạo của Bộ Chính trị. Điều 110 của Hiến pháp đã nói về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, theo đó có sự đặc biệt về cả hành chính và kinh tế. Thông báo số 21 của Bộ Chính trị đã nhấn mạnh, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát các ưu đãi dành cho đặc khu. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật và các nhiệm vụ triển khai thi hành Luật, chuẩn bị báo cáo giải trình thêm với Quốc hội.

Dự thảo luật đặc khu có gì nổi bật?

Dự thảo Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (dự thảo luật đặc khu) đã được chỉnh sửa, bổ sung sau khi lấy ý kiến của các chuyên gia, các bộ ngành và cơ quan liên quan, và sẽ được tiếp tục thảo luận tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Một trong những nội dung quan trọng của dự thảo luật đặc khu là phương án giao đất và cho thuê đất đến 99 năm. Đây là nội dung rất được quan tâm vì liên quan đến an ninh quốc phòng. Dự thảo nêu rõ: Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc miễn tiền thuê đất, theo dự luật, kể cả nhà đầu tư chiến lược cũng được miễn không quá 30 năm, nhưng không quá 1/2 thời gian hoạt động của nhà đầu tư để đảm bảo có nguồn thu cho đặc khu.

Việc thành lập Hội đồng đặc khu do Thủ tướng quyết định, có cơ chế khác với Hội đồng nhân dân hiện nay. Hội đồng này gồm tối đa 11 người, gồm đại diện nhà khoa học, nhà kinh tế, nhà đầu tư chiến lược và cộng đồng doanh nghiệp.

Hội đồng có 3 chức năng chính, gồm: Tư vấn phản biện bắt buộc đối với các vấn đề lớn của đặc khu như: quy hoạch, chiến lược phát triển, phê duyệt kinh tế xã hội, ban hành văn bản pháp quy...; Kịp thời cảnh báo cho Trưởng đặc khu trong các quyết định; Độc lập báo cáo, đánh giá hoạt động quản lý của Trưởng đặc khu.

Theo dự thảo luật đặc khu, chỉ có Trưởng đặc khu, Trưởng cơ quan chuyên môn, Trưởng khu hành chính là công chức như hiện hành, còn tất cả các cấp khác là công chức hợp đồng.

Theo Báo cáo của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, sau khi được chỉnh lý, dự thảo Luật gồm 6 chương, 88 điều và 6 Phụ lục. Tên gọi của dự thảo Luật được bổ sung để phù hợp với phạm vi điều chỉnh là “Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc”.

Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đặc khu sau khi được rà soát bao gồm 131 ngành, nghề. Dự thảo Luật đặc khu cũng bổ sung quy định “mở” về việc áp dụng ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tạo cơ chế năng động, sáng tạo, linh hoạt trong quản lý, điều hành hoạt động kinh tế - xã hội và thử nghiệm chính sách tại từng đặc khu.

Dự thảo luật bổ sung quy định thiết lập cơ chế kiểm soát đặc khu của Trung ương đặt tại từng đặc khu thông qua Ban tư vấn, hỗ trợ phát triển đặc khu do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Dự báo tác động

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ba đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc sẽ giúp hình thành khu vực tăng trưởng cao với phương thức quản lý mới và ổn định trong một thời gian dài, tạo ra khu vực có môi trường sống hiện đại, xanh, sạch, an toàn. Đồng thời, tạo ra được giá trị mới và gia tăng cao trong một thời gian ngắn để bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao thu nhập bình quân đầu người và đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ông Đông thông tin, Việt Nam đang xây dựng Luật với mong muốn tạo ra sân chơi mới với cơ chế vượt trội, thu hút, cạnh tranh với nước ngoài trong khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế với 20 hiệp định thương mại tự do.

Bên cạnh đó, theo ông Đông, các đặc khu kinh tế sẽ tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, các ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sinh học, giáo dục, y tế, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa, phát triển ngành dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay, thương mại, tài chính…

Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng tại các đặc khu bởi thể chế hành chính hiện đại, ổn định, cơ chế, chính sách ưu đãi cạnh tranh quốc tế ở mức cao nên khả năng thu hồi vốn nhanh.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cho rằng, vị thế và thương hiệu doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại đặc khu cũng được nâng cao, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận với kỹ năng quản trị tiên tiến hiện đại và thành tựu khoa học công nghệ mới.

Ưu đãi gì cho đặc khu?

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, những đề xuất ưu đãi tại các đặc khu của Việt Nam chỉ kém các thiên đường thuế. Các chính sách ưu đãi dành cho đặc khu đã được tính toán, cân nhắc kỹ càng để đảm bảo tính đột phá, vượt trội, cạnh tranh.

Dự thảo luật đưa ra nhiều ưu đãi cả về mặt thể chế lẫn thuế, điều kiện kinh doanh cho các nhà đầu tư tại ba đặc khu trong tương lai. Một số điều chưa có tiền lệ ở Việt Nam: được phép lựa chọn hệ thống pháp luật nước ngoài (qua thỏa thuận) để giải quyết tranh chấp, được đóng mức các mức thuế rất thấp (thường thấp hơn một nửa) so với những nơi khác, thu ngân sách được giữ lại toàn bộ để phát triển, trưởng đặc khu gần như có toàn quyền quyết định các vấn đề hệ trong trong đặc khu.

Ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này được kỳ vọng sẽ đem lại những đột phá mới trong phát triển kinh tế nhờ hàng loạt các ưu đãi vượt trội đối với các nhà đầu tư, trong đó phải kể đến ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt. Bên canh đó, các nhà đầu tư tại đặc khu còn được hưởng ưu đãi thuế xuất - nhập khẩu, miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước...

Vụ trưởng Vụ Quản lý khu kinh tế Trần Duy Đông nhấn mạnh: Về phương án giao đất và cho thuê đất, phương án được Chính phủ đề xuất vẫn là 99 năm, nhưng chỉ đối với rất ít dự án do Thủ tướng quyết định đầu tư. Ngoài ra, dự thảo Luật tiếp tục hoàn thiện thêm những chính sách mới như: Khu thương mại tự do, khu thương mại tự do gắn với sân bay để cạnh tranh, vấn đề công chức hợp đồng tại đặc khu, đất đai…

Một số ngành, nghề ưu tiên phát triển tại đặc khu:

Nhu cầu vốn làm đặc khu

Theo Đề án thành lập đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, nguồn vốn huy động để xây dựng 3 đặc khu lên tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng.

Cụ thể, cơ cấu của 1.570.000 tỷ đồng để làm đặc khu như sau: 270.000 tỷ dành cho đặc khu Vân Đồn trong giai đoạn 2018 - 2030, trong đó tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài là 50 - 50; 400.000 tỷ dành cho đặc khu Bắc Vân Phong trong giai đoạn 2019 - 2025; 900.000 tỷ trong giai đoạn 2016 - 2030 để đưa đảo Phú Quốc trở thành một đặc khu sầm uất, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 59%, vốn nước ngoài khoảng 41%.

Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng cho hay, con số hơn 1 triệu tỷ đồng nói trên là tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu và ngân sách chỉ hỗ trợ một phần không nhiều trong số này. Hiện tại, Vân Đồn đề xuất ngân sách hỗ trợ 10%, Phú Quốc 19%, Bắc Vân Phong hơn 30% và các đề xuất này vẫn đang trong quá trình xem xét, chứ chưa “chốt”.

“Tạo động lực hình thành 3 đầu tàu lôi kéo nền kinh tế... ”

Trước con số này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Vốn đầu tư công trung hạn 5 năm chỉ đạt hơn 2 triệu tỷ đồng. Vậy ngân sách lấy ở đâu ra số tiền lớn để làm 3 đặc khu? Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực, tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải để tiêu tiền.

Nguồn VOV: http://vov.vn/e-magazine/dac-khu-kinh-te-co-lac-quan-qua-hay-khong-760700.vov