Đặc công VN và trận đánh thần tốc vào sân bay Đà Nẵng

Chỉ vài tháng sau khi những đơn vị TQLC Mỹ đầu tiên đổ bộ xuống bờ biển Đà Nẵng vào ngày 8/3/1965, các đơn vị đặc công của Quân Giải phóng đã có trận đánh mở màn khiến lính Mỹ khiếp đản.

Những binh lính đầu tiên của quân đội Mỹ bắt đầu đặt chân tới Việt Nam vào ngày 8/3/1965, mở đầu cho việc leo thang Chiến tranh Việt Nam. Ngay khi quân đội Mỹ còn chưa kịp "ấm chỗ" ở chiến trường miền Nam Việt Nam thì Đặc công ta đã có trận đánh mở màn khiến kẻ thù khiếp đản. Nguồn ảnh: Flickr.

Những binh lính đầu tiên của quân đội Mỹ bắt đầu đặt chân tới Việt Nam vào ngày 8/3/1965, mở đầu cho việc leo thang Chiến tranh Việt Nam. Ngay khi quân đội Mỹ còn chưa kịp "ấm chỗ" ở chiến trường miền Nam Việt Nam thì Đặc công ta đã có trận đánh mở màn khiến kẻ thù khiếp đản. Nguồn ảnh: Flickr.

Mục tiêu không đâu khác chính là căn cứ sân bay quân sự Đà Nẵng - nơi quân đội Mỹ tập trung đông đảo nhất khi mới sang Việt Nam và là căn cứ chuyển tiếp cho hàng loạt các chuyến bay tuần thám, chiếm ưu thế vùng trời ở miền Nam Việt Nam và quanh khu phi quân sự. Nguồn ảnh: Flickr.

Căn cứ sân bay quân sự Đà Nẵng được xây dựng từ thời Pháp, có địa hình cực kỳ thuận lợi cho phía quân giải phóng và du kích tổ chức tấn công bởi địa hình đồi núi vây quanh. Nguồn ảnh: Flickr.

Phía ta đã lựa chọn cách tấn công bằng pháo cối, tận dụng tối đa địa hình đồi núi xung quanh căn cứ sân bay đà nẵng. Kèm theo đó, việc tấn công bằng pháo cối cũng là cách thức tấn công bảo đảm an toàn cho các lực lượng tham gia do vào thời điểm này, ta hoàn toàn chưa có kinh nghiệm tác chiến trực tiếp với lính Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Lực lượng đặc công của Quân Giải phóng đã tổ chúc tấn công vào căn cứ sân bay Đà Nẵng vào ngày 1/7/1965, chỉ ít tháng sau khi quân đội Mỹ đặt chân tới Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.

Mục tiêu của đặc công ta chính là các máy bay quân sự của Mỹ đặt trong sân bay Đà Nẵng. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong cuộc tấn công này, phía ta đã phá hủy hoàn toàn ba vận tải cơ cỡ lớn loại C-130 của Mỹ ở phía trong sân bay. Các vận tải cơ này làm nhiệm vụ vận chuyển lính và hàng hóa của Mỹ tới khắp các khu vực khác ở miền Nam Việt Nam để củng cố thêm nhiều căn cứ khác. Nguồn ảnh: Flickr.

Ngoài ra, phía ta còn phá hủy hoàn toàn ba máy bay tiêm kích - bom loại F-102 và gây hư hại nặng ba máy bay F-102 khác. Đây là loại máy bay tiêm kích - bom hiện đại nhất thời bấy giờ của Mỹ cũng như của thế giới. Nguồn ảnh: Flickr.

Các máy bay F-102 của Mỹ bị pháo cối của ta tấn công hư hỏng hoàn toàn, không còn khả năng cất cánh nhưng Mỹ vẫn tính là "bị hư hỏng" chứ không phải "bị tiêu diệt" để giảm nhẹ thiệt hại của vụ tấn công khi viết báo cáo. Nguồn ảnh: Flickr.

Cuộc tấn công diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng đã khiến toàn bộ quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam cũng như quân đội Sài Gòn sửng sốt. Phía Mỹ thậm chí còn không kịp tung đòn phản công mà chỉ nằm im trong sân bay chịu trận. Nguồn ảnh: Flickr.

Có lẽ cùng vì chưa quen với lối đánh du kích của Quân Giải phóng, quân Mỹ đã rất chậm chạm khi đưa ra các phương án phản công lại và khi chúng thực hiện đợt phản công dưới sự yểm trợ của không quân thì lực lượng đặc công của ta đã rút lui an toàn từ lâu. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong các năm tiếp theo đặc biệt là vào năm 1968 và năm 1972, căn cứ sân bay quân sự Đà Nẵng vẫn luôn là mục tiêu ưa thích của đặc công Việt Nam do nó có vị trí quá thuận lợi để tấn công và rút lui, lại tập trung lực lượng lớn của Mỹ bao gồm nhiều loại máy bay hiện đại, hạng nặng - những mục tiêu cực kỳ đắt giá. Nguồn ảnh: Flickr.

Mời độc giả xem Video: Những thước phim hiếm hoi ghi lại cảnh Sân bay Quân sự Đà Nẵng chìm trong biển lửa khi bị Đặc công ta tấn công năm 1967.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/dac-cong-vn-va-tran-danh-than-toc-vao-san-bay-da-nang-1062826.html