Những thực phẩm không hâm nóng bằng lò vi sóng

Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng rất sự tiện lợi. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể làm theo cách này.

Thịt gà

Khi làm nóng sẽ khiến protein trong gà thay đổi, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Vì thế nếu thịt gà để thừa vào hôm sau, thay vì hâm nóng lại, bạn hãy chấp nhận ăn lạnh hoặc chế biến kèm với các loại thực phẩm khác.

Khi làm nóng gà bằng lò vi sóng sẽ khiến protein thay đổi

Khi làm nóng gà bằng lò vi sóng sẽ khiến protein thay đổi

Sữa

Tạp chí Pediatrics đã làm thí nghiệm trên 22 mẫu sữa mẹ đông lạnh và được hâm lại bằng lò vi sóng ở nhiệt độ thấp hoặc cao và nhận thấy rằng, ở sữa mẹ được hâm lại, vi khuẩn E-coli phát triển rất nhiều.

Kết quả này cao hơn 18 lần so với sữa được nấu lại mà không dùng lò vi sóng. Các mẫu hâm trong lò vi sóng với nhiệt độ thấp làm giảm hoạt động của hệ enzyme một cách đáng kể cũng như thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn có hại cho trẻ.

Trứng

Cho dù là trứng luộc hay trứng chiên, các bạn cũng không nên hâm nóng lại để ăn vì nó có thể gây tử vong. Trứng có hàm lượng canxi cao, giàu chất dinh dưỡng, vitamin… khi được làm nóng lại dưới nhiệt độ cao, lòng đỏ trong trứng sẽ biến thành chất độc hại cho cơ thể. Nếu ăn không hết, tốt nhất bạn nên cho chúng vào bánh mì kẹp hay làm salad hoặc vứt chúng đi.

Thịt đông lạnh

Thịt là loại thực phẩm khó rã đông nhất vì thời gian rã đông lâu khiến bên ngoài và các cạnh của miếng thịt chín trong khi phần bên trong vẫn đông đá. Khi nhiệt độ đạt từ 4,5 tới 60 độ, vi khuẩn trong thịt bắt đầu phát triển và sinh sôi, nếu không được nấu ngay, miếng thịt sẽ nhanh bị ôi thiu.

Các nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy, thịt nấu hơn 6 phút trong lò vi sóng có thể làm mất một nửa lượng vitamin B12 có trong nó. Cách tốt nhất để rã đông thịt là để trong tủ lạnh rã đông qua đêm hoặc rã đông dưới vòi nước lạnh đang chảy.

Hải sản

Khi cho vào lò vi sóng hâm nóng, các loại động vật có vỏ cứng như tôm, cua, sò, ốc, hến… sẽ có mùi như cao su. Khi nấu lại nhiều lần, chúng sẽ không còn đầy đủ chất dinh dưỡng và mất hết vị ngon của hải sản.

Nấm

Khi được chế biến bằng lò vi sóng, các protein và hàm lượng dinh dưỡng có trong nấm sẽ biến thành chất độc hại cho dạ dày và hệ tim mạch. Nguy hiểm hơn, lạm dụng cách làm nóng nhanh chóng này sẽ dễ biến chất alkaloid thành carcinogen gây ung thư.

Khoai tây

Làm nóng lại khoai tây không chỉ mất đi vị ngon mà còn có thể gây ngộ độc. Với khoai tây nghiền hoặc khoai tây chiên, nên ăn ngay sau khi nấu còn với khoai tây luộc còn sót lại, bạn có thể cho chúng vào món salad.

Cần tây

Cần tây là một nguyên liệu ngon để chế biến món ăn, đặc biệt là súp nhưng tuyệt đối không nên hâm nóng lại món có cần tây trong lò vi sóng. Cần tây có chứa nitrat sẽ chuyển thành nitrit rất độc hại và nitrosamines có thể gây ung thư sau khi hâm nóng lại.

Rã đông rau củ

Các loại rau quả để đông lạnh không cần rã đông vì có thể làm rau quả bị nhũn và mất chất. Bạn chỉ cần bỏ rau quả vào nước lạnh ngâm một lát, hoặc bỏ chúng xuống ngăn mát cho chúng tan đá từ từ rồi chế biến là được.

Đồ ăn đựng trong túi

Đồ ăn đụng trong túi nhựa, túi giấy cũng như giấy báo đều không được cho vào trong lò vi sóng. Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, chúng có thể sinh ra khí độc, giải phóng các phụ gia độc hại có sẵn trong đó, nhiễm vào thực phẩm và gây hại cho bạn.

Bên cạnh đó, ở nhiệt độ cao có thể sẽ khiến cho túi giấy cháy. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.

ND (Tổng hợp)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/doi-song/an-ngon/nhung-thuc-pham-khong-ham-nong-bang-lo-vi-song-3353893/