Đã rõ trang bị vũ khí trên tàu săn ngầm 20 Việt Nam

Sau một thời gian dài đồn đoán cũng như việc bị loại bỏ quá nhiều vũ khí trên tàu hộ vệ Pohang đầu tiên được chuyển giao, ở thời điểm hiện tại đã có thể xác định rõ hệ thống vũ khí sẽ được trang bị trên tàu hộ vệ 20 của Việt Nam.

Như những bài viết trước về lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế IFR-2018 (International Fleet Review) mà Kiến Thức đã đưa tin, Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang Flight III tiếp theo từ Hàn Quốc tại lễ duyệt binh này. Tuy nhiên, thông tin về hệ thống vũ khí mà con tàu này được trang bị phải đến hôm nay vừa qua mới được làm rõ thông qua các bức ảnh rõ nét nhất của Tàu - 20 tại IFR-2018. Nguồn ảnh: Jeon Heon-Kyun.

Như những bài viết trước về lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế IFR-2018 (International Fleet Review) mà Kiến Thức đã đưa tin, Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận tàu hộ vệ chống ngầm lớp Pohang Flight III tiếp theo từ Hàn Quốc tại lễ duyệt binh này. Tuy nhiên, thông tin về hệ thống vũ khí mà con tàu này được trang bị phải đến hôm nay vừa qua mới được làm rõ thông qua các bức ảnh rõ nét nhất của Tàu - 20 tại IFR-2018. Nguồn ảnh: Jeon Heon-Kyun.

Theo đó tàu hộ vệ chống ngầm Pohang Flight III tiếp theo của Việt Nam đang tạm được định danh là Tàu – 20 và trước đây có tên là Yeosu mang số hiệu PCC-765 phục vụ trong biên chế Hải quân Hàn Quốc từ năm 1986 và bị loại biên vào ngày 27/12/2017, sau đó mới được chuyển giao cho Việt Nam. Trước tàu Yeosu, Việt Nam từng tiếp nhận một tàu Pohang Flight III khác từ Hàn Quốc là Gimcheon PCC-761, hiện đang mang số hiệu là Tàu – 18. Nguồn ảnh: Báo Hải quân Việt Nam

Và trong vài bức ảnh hiếm hoi mà Kiến Thức có được về Tàu – 20 cho tới thời điểm hiện tại có thể thấy, còn tàu này được giữa nguyên hệ thống vũ khí như khi đang phục vụ trong biên chế Hải quân Hàn Quốc. Trong khi đó đối với Tàu – 18 nó bị tháo khá nhiều như tháp pháo Nobong 40mm phía trước mũi tàu, pháo OTO Melara 76mm ở phía sau và cả hệ thống ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.

Trong khi đó trên Tàu – 20 hệ thống vũ khí của nó lại được giữa nguyên hoàn toàn gồm hai tháp pháo OTO Melara cỡ nòng 76mm, 2 pháo Nobong nòng đôi cỡ 40mm cùng với đó là 2 cụm 3 ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm, cùng một số vũ khí hỗ trợ khác chưa thể thống kê. Như vậy với cấu hình trên Tàu – 20 sẽ trở thành tàu hộ vệ chống ngầm mạnh nhất của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng là tàu được trang bị nhiều tháp pháo nhất. Trong ảnh là Tàu – 20 của Hải quân Việt Nam với cấu hình vũ khí đầy đủ. Nguồn ảnh: Military Armed Forces.

Việc Tàu – 20 xuất hiện tại IFR-2018 được xem là sự kiện khá bất ngờ dù trước đó Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam - Kim Do Hyon từng cho biết tàu hộ vệ lớp Pohang mang tên Yeosu (này là Tàu -20) sẽ sớm rời Hàn Quốc và đến Đà Nẵng để kịp chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong cuối tháng 10 này. Điều này cũng cho thấy Tàu – 20 sẽ lên đường trở về Việt Nam sau khi IFR-2018 kết thúc với thủy thủ đoàn của Việt Nam. Nguồn ảnh: Yonhap news.

Điều này khá phù hợp với hình ảnh các chiến sĩ, sĩ quan hải quân của ta xuất hiện trên Tàu – 20 trong lễ duyệt binh IFR-2018, ngoài ra trên Tàu – 20 cũng treo quốc kỳ và cờ hiệu của Hải quân Việt Nam. Từ đó suy ra Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận Tàu – 20 từ Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Yonhap news.

Việc Hải quân Việt Nam tham gia IFR-2018 lần này tại Hàn Quốc có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hải quân các nước nói chung và với Hải quân Hàn Quốc nói riêng, thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam với các hoạt động của Hải quân Hàn Quốc, đáp lại thiện chí và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn trong thời gian vừa qua. Đây cũng là dịp để Hải quân nhân dân Việt Nam học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để tổ chức các sự kiện đối ngoại trong năm 2020. Nguồn ảnh: Yonhap news.

Lễ duyệt binh tàu Hải quân quốc tế vừa qua là một phần trong hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Hàn Quốc được tổ chức trọng thể tại vùng biển Căn cứ Hải quân Jeju, Hàn Quốc với sự tham gia của 37 tàu chiến, 8 máy bay đến từ 17 quốc gia. Việt Nam cử Tàu hộ vệ tên lửa 015-Trần Hưng Đạo và Tàu 20 tham gia sự kiện này. Nguồn ảnh: Yonhap news.

Với điểm đến của Tàu - 20 là Đà Nẵng, thì khả năng cao con tàu sẽ được biên chế về Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân. Việc tiếp nhận thêm 1 tàu lớp Pohang sẽ tăng cường năng lực cho đội tàu mặt nước của Hải quân Việt Nam. Hình ảnh Tàu – 20 khi còn trong biên chế Hải quân Hàn Quốc mang số hiệu PCC-765. Nguồn ảnh: shipspotting.

Hầu hết các tàu lớp Pohang Flight III trong đó có Yeosu PCC-765 sau khi nghỉ hưu đều được Hàn Quốc “tặng” cho nước ngoài, trong đó chỉ riêng Việt Nam được chuyển giao hai chiếc là Gimcheon PCC-761 và Yeosu PCC-765. Nguồn ảnh: shipspotting.

Điều khá may mắn cho Việt Nam là các tàu Pohang được phía Hàn Quốc chuyển giao vẫn được trang bị một phần trang thiết bị điện tử như radar trinh sát bề mặt Marconi ST-1810, hệ thống điều khiển hỏa lực ST-1802, thiết bị ngắm bắn quang học Radamec 2400 cùng với thiết bị định vị thủy âm (sonar) gắn liền loại Signaal PHS-32. Nguồn ảnh: Panzerk

Trong đó Tàu – 20 của Việt Nam là tàu duy nhất sở hữu nguyên cấu hình vũ khí vốn có trên lớp Pohang Flight III, trong khi đó các tàu còn lại đều bị gỡ một phần hoặc phần lớn vũ khí vốn có sẵn trên tàu. Nguồn ảnh: Panzerk.

Trong ảnh là hai tháp pháo OTO Melara cỡ nòng 76mm, Nobong 40mm được đặt phía trước ngay dưới cấu trúc thượng tầng trên các tàu lớp Pohang Flight III. Nguồn ảnh: Panzerk.

Trong khi đó phía sau cũng có hai tổ hợp tháp pháo tương tự, còn hệ thống ống phóng ngư lôi hạng nhẹ Mk 32 cỡ 324 mm được đặt ngay sau tháp pháo Nobong 40mm thứ hai ở phía sau đuôi tàu. Các tàu Pohang Flight III được trang bị hai cụm ống phóng Mk 32 mỗi cụm được trang bị 3 ống phóng. Nguồn ảnh: Panzerk.

Mời đọc giả xem video: Bên trong phòng chỉ huy trên tàu hộ vệ lớp Pohang. (nguồn americanswan)

Ánh Dương (Tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/da-ro-trang-bi-vu-khi-tren-tau-san-ngam-20-viet-nam-1129408.html