Đã mắt với vẻ kỳ lạ của 'siêu cây' bằng lăng bonsai

Cây bằng lăng bonsai tuổi đời 300 năm có thế dáng độc đáo khiến nhiều đại gia muốn chi tiền 'khủng' để sở hữu nhưng chủ nhân quyết chỉ để vườn chơi, không bán.

Nhiều vị khách, giới chơi cây khi đến thăm quan cây bằng lăng bonsai đều “đứng hình” trước tác phẩm độc đáo và có giá trị này.

Cây bằng lăng cổ bonsai thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng thuộc sở hữu của chị Ngô Thị Thu (TP. Việt Trì, Phú Thọ). Tác phẩm cây cảnh này được coi là một tác phẩm rất hiếm có khó tìm bởi dáng thế đẹp. Cây bằng lăng được giới cây cảnh đánh giá cao bởi hội tụ đầy đủ các yếu tố của một cây cảnh nghệ thuật hiện nay.

Đã mắt với vẻ kỳ lạ của "siêu cây" bằng lăng bonsai. Ảnh: Dân Trí.

Đã mắt với vẻ kỳ lạ của "siêu cây" bằng lăng bonsai. Ảnh: Dân Trí.

Tác phẩm bằng lăng có tên “Bụt mọc” nhìn như hình nấm có tuổi đời khoảng 300 năm được công nhận là cây di sản Việt Nam vào năm 2015 khiến nhiều người trầm trồ khen ngợi khi lần đầu nhìn thấy cây.

Được biết, cây bằng lăng bonsai này có nguồn gốc từ cung đình Huế thời xưa. Theo chủ nhân cây cảnh, cách đây hơn 20 năm may mắn mua được tại một triển lãm ở Bình Định.

Cây có chiều cao 1,3m, hoành thân 50cm, với độ rộng của tán lên đến gần 2m. Thân nổi nhiều cục nhưng lại rất mịn, nhiều điểm mốc thếch. Ảnh: Dân Trí.

Cây bằng lăng này được giới chơi cây cảnh đánh giá là một trong những cây đẹp nhất Việt Nam. Điều đặc biệt khiến nhiều người thích thú vì cây không lớn nhưng có hình dáng kỳ lạ, thân cây xù xì, các cành và bông tán tỏa đều tạo thành hình nấm nhìn lạ mắt. Người bình thường nhìn vào thì thấy giống hình nấm nhưng với những người chơi cây thì cây có hình “quả phúc”. Đây là dụng ý của những người nghệ nhân xưa là cây sẽ mang lại hạnh phúc, tài lộc cho người sở hữu cây cảnh.

Thân và ngọn nổi u cục như hình ông Bụt nên chị Thu đặt tên cho tác phẩm là cây “Bụt mọc”.

Sau nhiều năm chăm sóc tạo dáng bởi bàn tay của những nghệ nhân cây bằng lăng được giới chơi cây cảnh đánh giá cao.

Để làm được cây bằng lăng thân to, ngắn và có dáng độc đáo như thế này, người nghệ nhân phải chăm sóc, uốn nắn từ khi cây còn nhỏ. Và để được dáng thế như bây giờ, cây phải trải qua nhiều đời nghệ nhân.

Cây có tuổi đời hàng trăm bởi lớp vỏ bên ngoài u cục nhưng rất mịn này. Ảnh: Dân Trí.

Nhìn từ xa mới thấy được hết vẻ đẹp của cây bởi cây được ký (trồng) trên đá rất nghệ thuật, tôn lên vẻ đẹp cổ kính của tác phẩm. Tay cành được làm rất tỉ mỉ, công phu.

Chia sẻ trên báo Dân Trí chủ cây cho biết, “trên thân cây và ngọn nổi u cục, nhiều điểm u cục giống hình mặt ông Bụt nên tôi gọi tác phẩm là bằng lăng “Bụt mọc” với ngụ ý cây đem lại niềm hạnh phúc, vui vẻ trong gia đình”, chị Thu nói.

Được biết năm 2015, cây bằng lăng này đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Đã có nhiều đại gia và giới chơi cây cảnh chuyên nghiệp ngụ ý muốn được sở hữu nhưng chủ cây không muốn bán. Theo giới chơi cây đánh giá, cây có giá không dưới 2 tỷ đồng.

Bằng lăng là một loại hoa khá quen thuộc với mỗi người. Ở những công viên, sân trường, bệnh viên, ven đường…Hoa bằng lăng mỗi khi ra hoa đều gây ấn tượng mạnh với mỗi người. Những cánh hoa tím tuy mỏng manh nhưng có sức quyến rũ diệu kỳ vào mùa hè.

Hiện nay có nhiều đại gia săn lùng những cây bằng lăng bonsai thế độc đáo để trưng bày trong khuôn nhà.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/da-mat-voi-ve-ky-la-cua-sieu-cay-bang-lang-bonsai-a496974.html