Đã có 112 người có nồng độ thủy ngân trong máu sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông

Tổng cộng đã có 112 người bị ảnh hưởng sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông khi có nồng độ thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép).

Đã có 112 người có nồng độ thủy ngân trong máu

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông nhìn từ trên cao

Vụ cháy nhà máy Rạng Đông nhìn từ trên cao

Tính đến hết ngày 9/9, đã có 1.157 người sống, làm việc gần công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông được khám miễn phí, 454 người được chuyển lên bệnh viện làm xét nghiệm, bước đầu 30 trường hợp kết quả xét nghiệm có nồng độ thủy ngân trong máu dưới mức tối đa cho phép…

Theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 6/9 đến ngày 9/9, hai Trạm Y tế phường là Hạ Đình và Thanh Xuân Trung đã khám bệnh miễn phí cho người dân sống quanh khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy của Công ty cổ phần Bóng đèn và phích nước Rạng Đông (Công ty Rạng Đông).

Qua 4 ngày, 2 Trạm Y tế đã khám cho gần 1.200 người, trong đó có 320 người có biểu hiện bất thường được chuyển lên bệnh viện tuyến trên làm xét nghiệm tìm thủy ngân trong máu và nước tiểu.

Hơn 1.100 người dân ảnh hưởng bởi vụ cháy công ty Rạng Đông đã được khám, tư vấn sức khỏe miễn phí

Được biết, đến chiều 9/9, trong số các mẫu xét nghiệm thủy ngân máu, mẫu nước tiểu của người bệnh được Hà Nội gửi đến Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) để xét nghiệm, có 30 trường hợp cho kết quả có nồng độ thủy ngân máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép).

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng công bố, trong hơn 100 người tới khám, xét nghiệm nồng độ thủy ngân trong máu và nước tiểu ở Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã có 82 trường hợp có thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/L (mức tối đa cho phép).

Như vậy, theo con số công bố, đến nay đã có 112 người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Công ty Rạng Đông có thủy ngân trong máu thấp dưới 10 mcg/L.

Lượng thủy ngân đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ có thể từ 15,1 kg đến 27,2 kg.

Báo cáo tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã báo cáo kết quả, số liệu nghiên cứu về khối lượng thủy ngân phát tán ra môi trường, phương án hạn chế sự ảnh hưởng của chất độc này tới sức khỏe con người và môi trường.

Cụ thể, ngay sau khi vụ cháy xảy ra, cơ quan chức năng đã làm hết sức mình, dập đám cháy. Bộ đã chỉ đạo Tổng cục phối hợp với Sở TN&MT lấy mẫu. Sau đó các đoàn của Bộ Y tế cũng lấy mẫu phân tích. Bộ đã tổ chức các cuộc họp tham vấn ý kiến chuyên gia, rồi thống nhất số liệu về thủy ngân thải ra môi trường.

Theo báo cáo của Công ty, việc phát tán ra đã đốt cháy khoảng 15,1 kg thủy ngân, nhưng theo tính toán của nhà khoa học, khối lượng phát tán là 23,2 kg.

Qua đánh giá môi trường, kết quả so sánh quy chuẩn cho thấy, có 1/12 mẫu nước mặt có giá trị thủy ngân vượt quy chuẩn; 1/8 mẫu nước thải có giá trị vượt quy chuẩn 2,76 lần; 12/13 mẫu trầm tích bùn đáy vượt quy chuẩn…

Tại khu cháy, hàm lượng thủy ngân cao lên, vượt khuyến cáo của WHO. Mức độ trung bình, nhưng thiệt hại lớn về tài sản, ô nhiễm không khí, tác động và ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Một số kim loại nặng phát tán vào môi trường, lắng đọng vào nước, chảy vào sông Tô Lịch. Từ kết quả phân tích, WHO khuyến cáo vùng có nguy cơ ô nhiễm trong bán kính 500 mét.

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhvietnam.com/da-co-112-nguoi-co-nong-do-thuy-ngan-trong-mau-sau-vu-chay-nha-may-rang-dong-d147784.html