Cựu chiến binh Vũ Phương Đông làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ

Những năm qua, phong trào 'Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi' trên địa bàn thành phố Tam Điệp đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) toàn thành phố. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, nhiều CCB đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương. CCB Vũ Phương Đông, hội viên chi hội CCB tổ dân phố Đàm Khánh Đông, phường Yên Bình là một trong những tấm gương sáng như thế.

Sinh ra và lớnlên trong một gia đình thuần nông, tháng 2 năm 1982, theo tiếng gọi thiêngliêng của Tổ quốc, ông Đông tình nguyện làm đơn xin nhập ngũ và được biên chế vàoĐại đội 18, Trung đoàn 209, Sư đoàn 312, Quân đoàn I. Năm 1986, trở về địaphương xây dựng gia đình, gắn bó với đồng ruộng quê hương, ông đau đáu một điêùlà làm thế nào để thoát được nghèo vì khi đó gia đình chỉ có 5 sào ruộng câýnên kinh tế gặp muôn vàn khó khăn. Khi Nhà nước có chính sách dồn điền, đôỉthửa, ông Đông đã bàn bạc với vợ, nhận toàn bộ diện tích đất nông nghiệp vàonơi trũng nhất, đồng thời vận động để thầu lại diện tích đất canh tác của mộtsố hộ liền kề.

Cùng với đó, Chihội CCB tổ dân phố Đàm Khánh Đông, Hội CCB phường Yên Bình, Ngân hàng Chínhsách xã hội thành phố Tam Điệp tạo điều kiện cho gia đình ông được tiếp cậnnguồn vốn vay ưu đãi 60 triệu đồng. Tự mình tìm tòi, đi tham quan học hỏi kinhnghiệm từ các mô hình, trang trại, gia trại, kết hợp với kiến thức tiếp thu quatheo dõi từ các phương tiện thông tin đại chúng, ông Đông đã mạnh dạn đào aothả cá, nuôi ốc, lấy đất vét ao cải tạo làm vườn trồng cây ăn quả. Với hìnhthức lấy ngắn nuôi dài, hiện nay, gia đình ông đã xây dựng được mô hình kinh tếgồm 8.000 m2 ao và vườn; dưới ao thả các loại cá: Trắm, chép, mè, trôi kết hợpthả ốc hột để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa của cá; trên vườn trồng 300 cây ănquả như: ổi, táo, hồng xiêm, mãng cầu, đu đủ, ông còn tận dụng đất trống dưới cácgốc cây trồng các loại hoa quả như: mướp, dưa chuột và các loại rau.

Trước tình trạngthực phẩm bị lạm dụng hóa chất gây nguy hại đến người sử dụng và ô nhiễm môitrường, ông Đông suy nghĩ cần phải giảm thiểu sử dụng phân bón, thuốc bảo vệthực vật hóa học, làm ra những sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường. Ông làmột trong những người đầu tiên áp dụng thành công việc phòng trừ dịch bệnh chocá, ốc bằng cách xay nhỏ tỏi trộn đều với cỏ cho ăn 2 lần/tháng, mỗi lần 3 - 5ngày. Ngoài nguồn cỏ là thức ăn chính cho cá trắm cỏ, ông còn tận dụng câykhoai nước nấu với cám ngô, cám gạo cho ăn hàng ngày, do chi phí ít mà hiệu quảlại cao, một năm trừ chi phí còn lãi 140 triệu đồng. Đối với việc chăm sóc câytrồng, ông thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ. Ngoài phân chuồng hoai mục,ông còn tận dụng cá rô phi, bột đậu nành ngâm với muối sau 10 ngày rồi đem tươícho cây, thuốc phòng trừ dịch bệnh cho cây chủ yếu từ tỏi, ớt, gừng, rượu theocông thức. Cách làm trên không chỉ đạt hiệu quả trong phòng bệnh cho cá, ốc,cây trồng mà còn có tác dụng bảo vệ môi trường, không có chất hóa học, sản phẩmkhi bán ra thị trường luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được người muatin cậy.

Với hướng đi mơínày, nguồn thu hoạch từ cá, ốc và rau quả mỗi năm là 250 triệu đồng, trừ chiphí còn lãi 200 triệu đồng. Nhờ đó, đã giúp gia đình ông trả nợ ngân hàng, vươnlên thoát nghèo bền vững, nuôi 3 con ăn học, trưởng thành và xây được ngôi nhàmái bằng 250m2 kiên cố, tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Không những thế, CCB VũPhương Đông còn sẵn sàng giúp đỡ anh em CCB trong chi hội về vốn, giống connuôi, cây trồng cũng như về kinh nghiệm trong quá trình sản xuất.

Khải Hoàn

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/cyu-chien-binh-vu-phuong-iong-lam-giau-tu-nong-nghiep-huu-co-20190730075027114p2c20.htm