Cường kích A-10 thể hiện bản lĩnh với màn hạ cánh xuống đường đất

Theo tiêu chuẩn an toàn hàng không, các loại máy bay phản lực đều cần đường băng rải nhựa tiêu chuẩn để cất - hạ cánh. Tuy nhiên nhiều loại máy bay quân sự vẫn có khả năng hạ cánh xuống đường đất như các loại máy bay dùng động cơ cánh quạt trước đây.

 Cường kích cơ A-10 Thunderbolt II của Quân đội Mỹ đã thể hiện màn hạ cánh xuống sân bay dã chiến cực kỳ nguy hiểm hồi cuối tuần vừa rồi. Nguồn ảnh: BI.

Cường kích cơ A-10 Thunderbolt II của Quân đội Mỹ đã thể hiện màn hạ cánh xuống sân bay dã chiến cực kỳ nguy hiểm hồi cuối tuần vừa rồi. Nguồn ảnh: BI.

Trong màn huấn luyện này, các cường kích A-10 Thunderbolt II phiên bản A-10C đã hạ cánh thẳng xuống một "đường băng" làm bằng đất, chỉ mới vừa được dọn sạch đá, sỏi trước đó ít giờ đồng hồ. Nguồn ảnh: BI.

Đây là kiểu hạ cánh cực kỳ liều mạng vì mọi loại máy bay phản lực thời nay đều cần có đường băng tiêu chuẩn để hạ cánh. Khi hạ cánh trên đường đất, cát, sỏi nhỏ có thể bắn vào động cơ dẫn đến hư hại nặng cho máy bay, chưa kể với đường đất, phanh máy bay sẽ không có nhiều tác dụng. Nguồn ảnh: BI.

Tuy nhiên kỹ năng liều lĩnh này vẫn rất cần với nhiều phi công, đặc biệt là các phi công lái cường kích cơ, chiến đấu cơ vì không phải trong tình huống nào - nhất là trong các tình huống chiến đấu hiểm nghèo - đường băng tiêu chuẩn cũng có sẵn để có thể hạ cánh. Nguồn ảnh: BI.

A-10 Thunderbolt II hiện tại là loại cường kích cơ phổ biến và uy lực nhất được Không quân Mỹ sử dụng. Loại cường kích cơ hai động cơ một chỗ ngồi này đã được đưa vào biên chế từ năm 1977 nhưng tới nay chỉ duy nhất Không quân Mỹ sử dụng loại cường kích cơ này. Nguồn ảnh: BI.

A-10 Thunderbolt II có hỏa lực mạnh nhất không phải ở dàn bom hay tên lửa của nó mà là ở khẩu pháo nòng xoay 30mm loại GAU-8/A. Loại pháo này có tốc độ bắn lên tới 3900 viên mỗi phút và đủ khả năng tiêu diệt nhiều loại thiết giáp bộ binh. Nguồn ảnh: BI.

Điểm yếu của A-10 Thunderbolt II đó là khẩu pháo chính của nó chỉ có dự trữ đạn 1174 viên - nghĩa là trong nhiều trường hợp tác chiến cường độ cao, các cường kích cơ này sẽ phải hạ cánh liên tục để được nạp lại đạn. Nguồn ảnh: BI.

Máy bay sử dụng hai động cơ do General Electric sản xuất, có tốc độ bay tối đa chỉ 833 km/h và tốc độ bay hành trình khoảng 560 km/h. So với các loại phản lực hiện nay, tốc độ bay tối thiểu của A-10 là cực thấp, chỉ 220 km/h - cho phép nó có khả năng yểm trợ mặt đất cực tốt với độ chính xác cao. Nguồn ảnh: BI.

Tốc độ bay tối thiểu thấp này cũng chính là chìa khóa để cường kích A-10 có thể hạ cánh trên những loại đường băng thiếu tiêu chuẩn vì khi đó, tốc độ tiếp đất của A-10 là không quá cao, chỉ khoảng gần 200 km/h - đủ để phi công làm chủ được chiếc cường kích này. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh cường kích cơ A-10 của Mỹ "nướng" xe tăng trên bãi tập.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuong-kich-a-10-the-hien-ban-linh-voi-man-ha-canh-xuong-duong-dat-1235585.html