'Cười mỏi hàm' với những thực đơn được dịch sang tiếng Anh cực 'bá đạo'

Hàng loạt câu chuyện 'dở khóc dở cười' về việc dịch sai tên biển hiệu, thực đơn sang tiếng Anh được cộng đồng mạng lan truyền với tốc độ 'chóng mặt'.

Từ lâu, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới. Chính vì vậy, những nhà hàng, quán ăn cũng thường có thực đơn bằng tiếng Anh để du khách ngoại quốc có thể dễ dàng gọi món theo đúng khẩu vị, sở thích của mình.

Cũng từ đây, hàng loạt câu chuyện “dở khóc dở cười” về việc dịch sai tên biển hiệu, thực đơn sang tiếng Anh được cộng đồng mạng lan truyền với tốc độ “chóng mặt”. Mới đây nhất, dân tình lại tiếp tục cười như được mùa khi “chiêm ngưỡng” hình ảnh tấm menu song ngữ của một quán ăn. Thoạt nhìn những món ăn được viết bằng tiếng Anh có vẻ sang chảnh nhưng khi ngẫm lại, ai cũng giật mình vì quá sai.

Món cút lộn rang me được dịch thành “Tránh xa tôi ra”

Món cút lộn rang me được dịch thành “Tránh xa tôi ra”

Đậu rán lại được chuyển ngữ thành “Snake” (con rắn)

Con ba ba lại bị chuyển thành “Three Three”, trong tiếng Anh, “Three” chính là số ba.

Chanh leo dịch sang tiếng Anh là “Lemon climb” (Quả chanh biết leo trèo), nghe cũng hợp lý nhưng ngẫm lại có vẻ hơi sai sai nhỉ

Boil half a child (đun sôi nửa đứa trẻ) được dùng để gà luộc nửa con.

“Ink” ở đây mang nghĩa mực dùng để viết, in sách

Gà ác lại bị dịch thành “Evil Chicken” (Gà quỷ) thì thực khách nào dám gọi món nhỉ

“Need” có nghĩa là sự cần thiết chứ không phải là rau cần

Tên tiếng Anh của món ô mai được ghép lại từ “Umbrella” (chiếc ô) và “Tomorrow” (ngày mai)

Nhiều người đoán rằng, có lẽ chủ tiệm không rành về tiếng Anh nên đã dùng Google Dịch để dịch lại thực đơn Và những cái tên món ăn lạ lùng, hài hước cũng được ra đời từ đó.

Không chỉ có quán ăn, trước đó, những tấm bảng ghi châm ngôn, lời nhắc bằng tiếng Anh tại một ngôi trường cũng khiến dân tình bất ngờ vì sai hết toàn bộ. Lập tức, nhiều người bức xúc cho rằng đó là sai sót khó chấp nhận được. “Trường học mà viết tiếng Anh sai thảm hại như vậy thì dạy ai”, một tài khoản có tên L.T bình luận.

“Kính” mang nghĩa kính trọng lại bị dịch thành “Glasses” (đôi kính), cả cụm cũng đều sai về cả ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa.

Xuân Tuyền

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/doi-song/cuoi-moi-ham-voi-nhung-thuc-don-duoc-dich-sang-tieng-anh-cuc-ba-dao-6960007.html