Cuộc thi giã gạo, nấu cơm ngon có từ thời Hùng Vương

Các đội thi đua nhau giã gạo, nhóm lửa, ủ niêu trong cuộc thi thổi cơm truyền thống của người dân thôn Thị Cấm, Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) sáng 12/2 (mùng 8 tháng Giêng).

Cuộc thi thổi cơm truyền thống của của người dân thôn Thị Cấm, Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc thời Hùng Vương. Ông là một tướng tài từng đóng quân tại đây, thường xuyên tổ chức thi thổi cơm để tuyển nhân tài và được người dân tôn thờ làm thành hoàng làng. Đây là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc của địa phương.

Cuộc thi thổi cơm truyền thống của của người dân thôn Thị Cấm, Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhằm tưởng nhớ công ơn của tướng Phan Tây Nhạc thời Hùng Vương. Ông là một tướng tài từng đóng quân tại đây, thường xuyên tổ chức thi thổi cơm để tuyển nhân tài và được người dân tôn thờ làm thành hoàng làng. Đây là một trong những lễ hội mang đậm bản sắc của địa phương.

Cuộc thi chia làm 4 đội tranh tài, mỗi đội được chia làm 4 giáp mặc các trang phục khác màu để dự thi bao gồm: chạy thi, kéo lửa, giã gạo, thổi cơm. Trong đó phần thi có thời gian lâu và quan trọng nhất là “thổi cơm”.

Ban giám khảo gồm các bô lão trong làng kiểm tra lại các khâu chuẩn bị cuối cùng của các đội thi.

Theo truyền thống, mỗi đội cử ra một thiếu niên chạy đến bờ sông Nhuệ để lấy nước. Nhưng để đảm bảo an toàn vệ sinh, ban tổ chức sử dụng nước sạch để thổi cơm.

Cuộc thi bắt đầu bằng phần thi kéo lửa. Mỗi đội cử ra 4 người đàn ông. Phần thi đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm. Bùi nhùi được đặt cùng rơm kẹp bằng 2 thanh ngang giữ chắc 2 đầu rồi được 2 người kéo ngang qua lại với tốc độ cao để tạo ma sát mồi lửa.

Khi bắt đầu xuất hiện khói thì dừng lại và thổi cho lên lửa sau đó lửa được dùng để thổi cơm.

Khi đã có lửa thì các thanh niên trai tráng của đội bắt đầu cho thóc vào cối đá để giã gạo.

Công đoạn này cũng đòi hỏi sự khéo léo để vừa sạch lại vừa giữ cho gạo không bị vỡ.

Gạo được sàng và làm sạch sau khi giã.

Phần thi nấu cơm được đảm nhiệm bởi những người khéo tay nhất đội.

Sau khi sôi, niêu cơm được đặt tấm giấy lên để tránh cho gạo bị khô

Mỗi niêu cơm được đặt trong từng đám rơm cho nóng để ủ. Bốn niêu cơm của 4 đội được đặt trong nhiều đám cho để giám khảo đi tìm, đồng thời nhằm mục đích kéo dài thời gian để ủ cho cơm chín đều và ngon nhất.

Giám khảo căn cứ vào độ dẻo, độ trắng và mùi thơm của hạt cơm để chấm điểm và phân định đội thắng cuộc. Phần cơm tốt nhất sẽ được dâng lên cúng thành hoàng làng.

Những phần cơm sau khi cúng sẽ được phát cho mọi người. Người dân địa phương quan niệm nếu ăn được những phần cơm này sẽ đem đến một năm no đủ, hạnh phúc.

Người dân vui mừng khi đội mình cổ vũ giành chiến thắng.

Tuấn Đại

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/cuoc-thi-gia-gao-nau-com-ngon-co-tu-thoi-hung-vuong-post915884.html