Cuộc sống thiếu lương thực ở Vũ Hán

Trước tình trạng phong tỏa khu dân cư ở Vũ Hán, Trung Quốc để kiểm soát dịch viêm phổi do virus corona (COVID-19), người dân khó tìm được nguồn cung thực phẩm, thậm chí có người phơi củ cải khô để làm nguồn dinh dưỡng trong những bữa ăn sắp tới.

Guo là một cô gái 29 tuổi hiện đang phải tự cách ly trong khu tập thể của mình và phụ thuộc vào các dịch vụ mua theo nhóm online để có thức ăn mỗi ngày. Cô đã tự mình ngâm rau củ và trứng muối để: “Có thể sống ít nhất một tháng nữa”. Tuy nhiên, điều khiến cô sợ nhất là bị thụ động. Đầu tiên, toàn bộ thành phố Vũ Hán đã bị phong tỏa và cư dân nơi đây chỉ có thể ra khỏi nhà 3 ngày 1 lần theo quy định. Nhưng bây giờ, họ thậm chí còn không thể ra ngoài.

Guo là một trong số 11 triệu cư dân ở Vũ Hán - thành phố ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, nơi được báo cáo rằng đã kiểm dịch hiệu quả kể từ ngày 23/1 sau khi chính quyền Trung Quốc ra sức chạy đua để ngăn chặn dịch bệnh.

Trong tháng này, chính phủ đã ban hành quy định mới cấm cư dân rời khỏi khu phố sinh sống của mình. Đây được xem là quy định nghiêm khắc nhất, đe dọa cuộc sống mưu sinh của nhiều người và dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Ảnh: Asia One

Cũng bởi chính sách phòng chống dịch này, người dân Vũ Hán đã phải đối mặt với một số biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối trong cuộc sống hàng ngày khi số người chết vì Corona đã tăng lên hơn 2.500 trường hợp chỉ riêng tại Trung Quốc. Trong tháng này, chính phủ đã ban hành quy định mới cấm cư dân rời khỏi khu phố sinh sống của mình. Đây được xem là quy định nghiêm khắc nhất, đe dọa cuộc sống mưu sinh của nhiều người và dẫn đến tình trạng thiếu lương thực.

“Tôi vẫn không biết phải mua đồ ở đâu nếu chúng tôi ăn hết những gì còn lại trong nhà” - anh Pan Hongsheng, sống cùng vợ và hai con, chia sẻ. Một số khu phố đã tổ chức các dịch vụ mua theo nhóm và những siêu thị thì có chương trình giao hàng số lượng lớn. Tuy nhiên, trong khu phố của anh Pan vẫn không có động tĩnh gì. “Đứa trẻ ba tuổi thậm chí không còn chút sữa bột nào” - anh Pan phát biểu với AFP. Ngoài ra, anh còn không thể gửi thuốc cho bố mẹ vợ đã 80 tuổi của mình hiện đang sống ở một nơi khác.

Nhiều kệ trống hàng tại một siêu thị. Ảnh: CGTN

Sau khi lệnh cấm di chuyển khỏi khu phố sinh sống được ban hành, nhu cầu về các dịch vụ giao thực phẩm mua theo nhóm đã tăng vọt. Hầu hết những dịch vụ này hoạt động thông qua ứng dụng nhắn tin WeChat mà trên đó, các nhóm trò chuyện được đặt tên riêng biệt như nhóm “thịt”, “rau”, “sữa”, thậm chí là “mì khô nóng” - một món ăn nổi tiếng của Vũ Hán.

Sau khi lệnh cấm di chuyển khỏi khu phố sinh sống được ban hành, nhu cầu về các dịch vụ giao thực phẩm mua theo nhóm đã tăng vọt. Ảnh: Getty

Các cửa hàng và những nhà cung cấp lớn hơn có ứng dụng nhỏ của riêng họ trên WeChat, nơi người mua trả tiền theo cân nặng món hàng và được giao tận nơi. Ví dụ, trong khu phố của Guo, đơn hàng gồm rau, khoai tây và bắp cải cho trẻ em nặng 6,5 kg có giá 50 nhân dân tệ (165.000 đồng). “Bạn không thể kén chọn. Không có chuyện thích cái này hay không thích cái kia được nữa” - Guo chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc mua theo nhóm đòi hỏi người dân phải tập hợp đủ người để đặt mua chung số lượng lớn. “Thành thật mà nói, chúng tôi không thể làm gì. Chúng tôi chỉ có 4 chiếc xe” - Yang Nan, quản lý siêu thị Lao Cun Zhang, yêu cầu người mua phải đặt tối thiểu 30 đơn hàng mỗi lần. Một siêu thị khác cho biết họ giao hàng lên 1.000 đơn hàng mỗi ngày. Hơn nữa, việc tuyển người rất khó khăn vì phải cảnh giác không được thuê quá đông người bên ngoài để tránh lây nhiễm bệnh, theo Wang Xiuwen, người làm việc tại bộ phận hậu cần của một cửa hàng.

Gia đình anh David phải hoàn toàn tự lực cánh sinh. Anh đã giữ lại vỏ củ cải và phơi khô để làm nguồn dinh dưỡng trong những bữa ăn sắp tới. Ảnh: Getty

David Dai (49 tuổi), một người sống ở ngoại ô Vũ Hán, cho biết mặc dù khu chung cư của anh ta đã tổ chức mua theo nhóm, nhưng giá cả và chất lượng hàng lại rất tệ: “Trong khu phố nơi tôi sống, thực tế thực sự khủng khiếp. Rất nhiều cà chua và hành tây đã bị thối”. Vì vậy, gia đình anh phải hoàn toàn tự lực cánh sinh. Anh đã giữ lại vỏ củ cải và phơi khô để làm nguồn dinh dưỡng trong những bữa ăn sắp tới.

Việc phong tỏa vô thời hạn cũng khiến người dân nơi đây thụ động trong sinh hoạt thường ngày. Ma Chen, một người đàn ông 30 tuổi độc thân, cho biết: “Tôi không biết nên mua bao nhiêu lương thực để dự trữ”.

Phạm Hảo

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/cuoc-song-thieu-luong-thuc-o-vu-han-7054881.html