Cuộc sống muôn màu

Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Bristol (Anh) cho thấy, các sợi lông có từ trước cả loài chim.

Lông có trước các loài chim

Các nhà khoa học đã phát hiện ra kết quả đáng ngạc nhiên này khi nghiên cứu loài thằn lằn có cánh.

Theo đó, nếu loài này thực sự có lông, điều này có nghĩa là những cấu trúc này có từ lâu trong cây tiến hóa, trước xa so với thời điểm loài chim xuất hiện.

Nghiên cứu mới này có thể sẽ thay đổi sự hiểu biết của con người về chức năng và vai trò của lông trong một số sự kiện của quá trình tiến hóa.

Hệ vi sinh vật đường ruột có thể điều trị tâm lý?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ vi sinh vật đường ruột - yếu tố thực hiện các chức năng quan trọng trong hệ thống miễn dịch và chuyển hóa bằng cách cung cấp các chất trung gian gây viêm, chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết, có thể giúp điều chỉnh chức năng não thông qua “trục não ruột”.

Nghiên cứu cũng cho thấy, chứng rối loạn thần kinh có thể được điều trị bằng cách điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào có thể chứng minh điều này.

Viêm nướu dẫn đến bệnh Alzheimer

Theo các nhà nghiên cứu, bệnh viêm nướu đóng vai trò quyết định trong việc một cá nhân có mắc bệnh Alzheimer hay không.

“Chúng tôi đã phát hiện ra bằng chứng dựa trên ADN rằng, vi khuẩn gây viêm nướu có thể di chuyển từ miệng đến não”, nhà nghiên cứu Piotr Mydel tại Đại học Bergen (Na Uy) cho biết.

Các vi khuẩn tạo ra một loại protein phá hủy tế bào thần kinh trong não, từ đó dẫn đến mất trí nhớ và nghiêm trọng hơn Alzheimer.

Theo Sinh Phúc -Science Daily

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/cuoc-song-muon-mau-4008986-b.html