Cuộc sống muôn màu

Một nhóm các nhà khoa học đến từ Malaysia, quần đảo Cayman và Nhật Bản đã cho một số con muỗi bị nhốt trong bình kín... nghe nhạc điện tử (thể loạidubstep).

Nhạc điện tử có thể đuổi muỗi?

Những con muỗi thuộc nhóm đối chứng trong bình thứ hai thì được “sống trong yên lặng”.

Kết quả, những con muỗi phải nghe nhạc điện tử đã giảm khả năng tìm tòi thức ăn. Kết luận là, muỗi hoàn toàn không ưa nhạc điện tử, đặc biệt thể loại dubstep!

Quan sát chuyển động “chậm” của ánh sáng

Các chuyên gia ở Viện Công nghệ California (Mỹ) vừa chế tạo chiếc camera có khả năng ghi hình ảnh với tốc độ khoảng 10 tỷ khuôn hình/giây.

Bằng camera này, họ có thể quan sát được ánh sáng chuyển động “chậm” (với vận tốc 300.000 km/giây). Trong quá trình thí nghiệm, các nhà khoa học đã cho một tia laser đi qua một chai sữa.

Các phân tử sữa đã phân tán các photon trong laser, tạo nên hiệu ứng là các vệt màu xanh da trời chuyển động.

Phát hiện nguồn phát thải methane trên sao Hỏa

Vài năm trước, các nhà khoa học phát hiện khí methane trong khí quyển sao Hỏa. Thông tin này khiến người ta hi vọng có thể tìm thấy những dạng sống nào đó trên hành tinh này; bởi trên Trái đất, methane thường có liên quan đến sự sống.

Sau đó, tàu thăm dò Mars Express của châu Âu phát hiện lượng methane chiếm 15,5 phần tỷ trong khí quyển phía trên miệng núi lửa Gale của sao Hỏa, vào giai đoạn hè - thu.

Hiện giờ, các nhà khoa học thấy rằng nguồn phát ra khí methane trong khu vực miệng núi lửa Gale không phải là dạng sống. Phân tích cho thấy, có thể nguồn phát thải methane là trữ lượng khí này dưới dạng kết cấu đá. Thỉnh thoảng kết cấu này nóng lên và khí methane lại được thải vào khí quyển.

Theo Geekweek; Interia; Onet

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/cuoc-song-muon-mau-3994015-b.html