Cuộc sống muôn màu: Kinh ngạc bé gái ăn hơn 1,3 kg tóc

Một bé gái 14 tuổi ở Ấn Độ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và nôn mửa. Các bác sĩ kinh ngạc khi lấy ra búi tóc nặng hơn 1,3 kg từ…dạ dày cô bé. Tất nhiên đây là số tóc do bé gái ăn!

Búi tóc nặng hơn 1,3kg trong bụng bé gái.

Búi tóc nặng hơn 1,3kg trong bụng bé gái.

Trí tuệ nhân tạo phát hiện thiên hà va chạm

Các nhà thiên văn học đã huấn luyện trí tuệ nhân tạo tìm kiếm dấu vết các vụ va chạm thiên hà từ thời vũ trụ non trẻ.

Trong khu vực vũ trụ tương đối gần, chúng ta có thể dễ dàng quan sát được các thiên hà liên kết với nhau. Tuy nhiên, đối với các thiên hà ở xa, ánh sáng phát ra từ giai đoạn vũ trụ còn non trẻ rất mờ nhạt, nên rất khó quan sát các ngôi sao trong thiên hà.

Từ lâu, các nhà thiên văn học không rõ những thiên hà sáng chói nào là kết quả của va chạm thiên hà và những thiên hà nào là tự phát sáng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm được những dấu hiệu đặc trưng đối với va chạm thiên hà. Dựa vào đó, họ sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện những thiên hà va chạm.

Các nhà khoa học khẳng định, vào bất kỳ thời điểm nào cũng luôn có 5% số thiên hà tham gia va chạm. Họ cũng cho rằng trong tương lai, Dải Ngân hà sẽ liên kết với Tinh vân Tiên nữ.

Kinh ngạc bé gái ăn hơn 1,3 kg tóc

Một bé gái 14 tuổi ở Ấn Độ nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội và nôn mửa. Các bác sĩ kinh ngạc khi lấy ra búi tóc nặng hơn 1,3 kg từ…dạ dày cô bé. Tất nhiên đây là số tóc do bé gái ăn!

Các bác sĩ chẩn đoán, bé gái mắc căn bệnh rất hiếm gặp gọi là hội chứng ăn tóc Rapunzel. Từ năm 1968, trên thế giới chỉ có 60 trường hợp mắc hội chứng này được ghi nhận.

Hội chứng ăn tóc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, thậm chí dẫn đến tử vong. Năm 2017, một bé gái người Anh mắc hội chứng này đã chết vì nhiễm trùng đường ruột.

Bão gió làm loài nhện hung dữ?

Tiến sĩ Jonathan Pruitt ở ĐH California (Mỹ) cùng một số đồng nghiệp phát hiện ra rằng các cơn bão khiến cho loài nhện Anelosimus studiosus trở nên hung dữ.

Ông Pruitt đã dựa trên các thông tin thời tiết để lựa chọn địa điểm có thể xảy ra bão trước 2 - 3 ngày. Sau đó, ông cùng các đồng nghiệp nghiên cứu quần thể nhện Anelosimus studiosus sinh sống tại đó.

Các nhà khoa học thấy rằng sau mỗi cơn bão nhện Anelosimus studiosus trở nên hung dữ hơn so với trước khi có bão và chúng tấn công dữ dội những quần thể nhện khác trên địa bàn.

Theo Interia; Geekweek

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/cuoc-song-muon-mau-kinh-ngac-be-gai-an-hon-13-kg-toc-4029541-b.html