Cuộc sống 'khác người' của tác giả 'Bắt trẻ đồng xanh'

Nhà văn Mỹ Jerome David Salinger (1919 – 2010) nổi tiếng với tác nhiều phẩm, trong đó nổi bật là 'Bắt trẻ đồng xanh' xuất bản năm 1951.

Nhà văn Jerome David Salinger.

Nhà văn Jerome David Salinger.

Thành công của tác phẩm này khiến dư luận thường xuyên hướng sự chú ý vào J.D. Salinger, điều mà ông không hề mong muốn. Từ đó ông quyết định sống ẩn dật và hầu như không công bố tác phẩm của mình. Salinger qua đời do tuổi già tại tiểu bang.

Giữ bí mật tuyệt đối

Từ năm 1953, J.D. Salinger sống với vợ mình tại thị trấn Cornish, tiểu bang , và cố tình xa lánh mọi người. Sau năm 1965, ông không xuất bản một cuốn sách mới nào. Chỉ một điều có thể bắt ông lên tiếng – sự xâm phạm tác phẩm và cuộc sống riêng tư của ông. Trong những trường hợp như vậy, ông phản đối một cách quyết liệt.

Hàng nghìn người sống ở thị trấn Cornish ra sức bảo vệ sự ẩn dật của Salinger.

Trong bài phóng sự về cuộc “hành hương” của mình đến ngôi nhà của Salinger trên tạp chí Spectator vào tháng 4/2009, nhà báo Anh Tom Leonard đã trích dẫn câu nói của một người láng giềng của nhà văn: “Ở Cornish, việc giữ bí mật về nhà văn giống như một nghi lễ bất thành văn. Nếu có ai hỏi bạn ông ấy sống ở đâu, bạn khoát tay bâng quơ về một phía nào đó”.

Những người hàng xóm kể với Leonard, việc giao tiếp với Salinger là một khoa học đặc biệt: Ông thường rất tức giận khi có ai đó đến nhà. Và thật không hay cho kẻ nào muốn nói chuyện và nhắc tới danh tiếng quốc tế của nhà văn.

Ở tuổi 90, nhà văn bị nặng tai. Đôi khi người ta thấy ông ở siêu thị hoặc trong vài ba nhà hàng ở vùng ngoại ô Cornish.

Salinger sáng tác rất nhiều nhưng không xuất bản gì kể từ năm 1965. Theo thông tin của nữ nhà báo Joyce Maynard (người từng có mối quan hệ khá kỳ lạ với nhà văn), năm 1972 ông đã hoàn tất hai cuốn tiểu thuyết. Trong cuốn hồi ký của mình được công bố năm 2000, con gái ông, Margaret Salinger, cũng khẳng định, ngôi nhà ở Cornish ngổn ngang bản thảo.

Nhà văn đã soạn ra một hệ thống ký hiệu rắc rối với bản thảo: Màu đỏ - “công bố sau khi tôi chết, không được biên tập”; xanh – “công bố sau khi tôi chết, biên tập sơ bộ”… Bản thân nhà văn không muốn xuất bản các tác phẩm của mình,ông rất ghét làm việc với các nhà xuất bản, nó chiếm mất nhiều thời gian và công sức. Còn tệ hại nhất đối với ông là buộc phải tiếp xúc với người ngoài.

Tự vệ trước công chúng và báo chí

Trong những năm sống ẩn dật, Salinger chỉ trả lời phỏng vấn một lần (năm 1974), khi ông nhận lời bình luận về việc xuất bản tuyển tập truyện ngắn của mình cho báo The New York Times. Hóa ra, nhà văn hết sức giận dữ về vụ xuất bản này. Theo ông, những truyện ngắn đưa vào tuyển tập nói chung không đáng được công bố, đấy là chưa kể việc ông không cho phép công bố chúng.

Qua bài phỏng vấn này, có thể nhận thấy Salinger tỏ ra hết sức thận trọng đối với vấn đề bản quyền. Ông coi việc vi phạm bản quyền cũng là xâm phạm cuộc sống riêng tư của ông.

Hầu như tất cả những bài phát biểu công khai của Salinger (thông thường ở dạng thư từ) đều thể hiện mong muốn tự vệ của ông trước sự chú ý của công chúng và báo chí.

Cụ thể, ông đã cố gắng nhưng vô vọng khi ngăn cản việc xuất bản các cuốn sách viết về mình, nếu như tác giả không phải là những người thân của ông (ông không phản đối những cuốn sách của con gái và bạn gái viết về ông).

Salinger phản đối quyết liệt việc chuyển thể thành phim các tác phẩm của mình, mặc dù hồi trẻ những ngôi sao như Marlon Brando, Jack Nicholson và Leonardo DiCapriorất muốn đóng vai Holden Caulfield, nhân vật chính trong “Bắt trẻ đồng xanh”.

Sau khi các cuốn hồi ký của Margaret Salinger và Joyce Maynard được xuất bản vào cuối những năm 1990, dường như sự quan tâm của mọi người đã lắng xuống. Công chúng đã nhận được nhiều thông tin về cuộc sống của nhà văn vĩ đại, cũng như niềm hy vọng sẽ được đọc những tác phẩm mới của ông.

Tháng 5/2009, tác giả John David California đã cả gan công bố một cuốn sách có cốt truyện như là phần tiếp theo của tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh”. Tác phẩm của có tên gọi là “60 years later: Coming through the rye” - (60 năm sau: Xuyên qua cánh đồng xanh). Còn nhân vật chính là ông già C, 76 tuổi đã trốn khỏi viện dưỡng lão để làm chuyến du ngoạn kỳ thú khắp thành phố New York.

Trong “Bắt trẻ đồng xanh”, cậu bé Holden Caulfield cũng đi lang thang trong thành phố New York sau khi trốn khỏi trường nội trú.

Đòi quyền sở hữu trí tuệ

Về tác giả cuốn “60 years later: Coming through rye” người ta biết rất ít. Một tờ báo điện tử viết rằng J.D. California sinh tại bang cùng tên của Mỹ, bố là người Mỹ, mẹ là người Thụy Điển. Bản thân John David từng làm phu mộ, sau đó chuyển sang viết kịch bản cho các bộ phim màn ảnh hẹp và viết các bài báo về du lịch cho các tạp chí.

Đây là cuốn sách đầu tay của anh ta. Cái tên John David California rõ ràng là hư cấu (những chữ đầu của tên J.D trùng với tên của Salinger, còn họ là địa điểm của viện an dưỡng mà nhân vật Holden Caulfield khi đã về già đến chữa bệnh và kể lại cuộc đời mình). Nhà xuất bản Windupbird Publishing, nơi đã in cuốn tiểu thuyết với một số lượng nhỏ, cũng không nổi tiếng.

Có giả thuyết cho rằng tên của nhà xuất bản mượn từ tiểu thuyết của Haruki Murakami “Biên niên ký chim vặn dây cót”- (The Wind-Up Bird Chronicle). Trong một bài trả lời phỏng vấn trên báo The Guardian, John David California nói “không có ý định lôi Salinger ra khỏi nơi ẩn dật của mình”. “Tôi muốn biết Salinger nghĩ gì về cuốn sách của tôi và liệu ông có thích Holden và tương lai của anh ta trong phương án của tôi không”, John nói.

Bất chấp những lời tuyên bố chân thành của California, anh ta vẫn không nhử được Salinger ra khỏi nơi ẩn dật của mình. Còn tác giả của “Bắt trẻ đồng xanh” đã đệ đơn lên tòa án khu đòi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Trong đơn kiện, Salinger yêu cầu được sở hữu toàn quyền hình tượng Holden Caulfield; Đồng thời, nhà văn cũng cho rằng cuốn tiểu thuyết của California không phải là sự bắt chước, bình luận, phê phán nguyên bản, mà là hành vi “đạo văn thuần túy”. Ông sẽ không cho phép công bố “60 years later” với bất kỳ giá nào.

Kể từ khi xuất bản đến nay tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” đã được ấn hành trên 75 triệu bản và đều đặn bán chạy mỗi năm với hàng chục nghìn bản. Tác phẩm này cũng đã được dịch ra tiếng Việt và được độc giả hết sức mến mộ.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/van-hoa/cuoc-song-khac-nguoi-cua-tac-gia-bat-tre-dong-xanh-9nh6u9NMg.html