Cuộc sống đâm chồi nảy lộc ở Hiroshima và Nagasaki

77 năm đã trôi qua, trên những vùng đất từng hứng chịu sự tàn phá nặng nề của bom nguyên tử, cuộc sống đã hồi sinh, đâm chồi, nảy lộc.

Trúc đào được xem là loài hoa biểu tượng của thành phố Hiroshima (Nhật Bản), bởi đây chính là loài hoa đầu tiên mọc lên sau khi cả thành phố bị san bằng bởi vụ nổ của bom nguyên tử.

Loài hoa biểu tượng của thành phố Hiroshima (Ảnh: iStock).

Loài hoa biểu tượng của thành phố Hiroshima (Ảnh: iStock).

Ngày 9/8/1945, vào thời điểm xảy ra cuộc tấn công bằng bom nguyên tử, thành phố Nagasaki có khoảng 260.000 dân. Giờ đây, thành phố này có hơn nửa triệu người dân đang sinh sống.

Dân số thành phố Nagasaki tăng cao hơn trước nhiều (Ảnh: iStock).

Có tổng cộng sáu cây bạch quả mọc cách địa điểm vụ nổ ở Hiroshima khoảng 1.6km. Những cây này đã tồn tại qua vụ thả bom, và tiếp tục phát triển sau đó. Đây là loài cây được người Nhật Bản xem là biểu tượng của niềm hy vọng.

Lá của cây bạch quả trở vàng mỗi độ thu về (Ảnh: iStock).

Vào tháng 5/2016, Barack Obama trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đến Hiroshima khi đang là Tổng thống đương nhiệm. Ông đã đến thăm Bảo tàng và Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima, nơi tưởng nhớ và bày tỏ lòng kính trọng đối với các nạn nhân.

Tổng thống Mỹ Barack Obama tưởng niệm nạn nhân của 2 vụ ném bom nguyên tử (Ảnh: Getty Images).

Công viên Hòa bình Nagasaki mở cửa vào năm 1955 ngay tại địa điểm nơi quả bom nguyên tử rơi xuống. Nằm bên trong công viên là một bức tượng nặng 30 tấn do Seibo Kitamura tạo ra. Bức tượng có tay phải chỉ lên trời tượng trưng cho sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân, tay trái đưa ra theo chiều ngang tượng trưng cho hòa bình.

Công viên Hòa bình Nagasaki (Ảnh: iStock)

Vào ngày 6/8 hàng năm, Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima luôn tổ chức một buổi lễ tưởng nhớ các nạn nhân. Thủ tướng Nhật Bản và Thị trưởng thành phố Hiroshima có bài phát biểu lúc 8h16 (thời điểm xảy ra vụ nổ), tiếp theo sau đó là một phút mặc niệm.

Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima (Ảnh: iStock).

Một nghiên cứu do nhà sinh học phân tử tên Bertrand Jordan thực hiện đã đưa ra kết luận rằng, tuổi thọ của những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ ở Nagasaki và Hiroshima chỉ giảm vỏn vẹn vài tháng so với những người không bị ảnh hưởng.

Không có sự khác biệt nào tồn tại giữa những đứa trẻ được sinh ra từ những người bị ảnh hưởng bởi vụ nổ và những đứa trẻ không bị ảnh hưởng.

Trẻ em không bị ảnh hưởng bởi hậu quả của bom nguyên tử (Ảnh: iStock).

Hiroshima luôn là một trong những thành phố lên án kịch liệt nhất việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thị trưởng cũng đồng thời là chủ tịch của Mayors for Peace, một tổ chức quốc tế vận động thị trưởng của các thành phố khác nhau trên khắp thế giới bãi bỏ và lên án hành động sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hiroshima là thành phố đi đầu trong vận động chống vũ khí hạt nhân (Ảnh: iStock).

Cuối năm 1958, dân số của Hiroshima đạt 410.000 công dân. Ngày nay, thành phố này là nơi sinh sống của hơn 1,2 triệu người.

Thành phố Hiroshima (Ảnh: iStock).

Henry L. Stimson, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ, được cho là đã được cố đô Kyoto khỏi bom nguyên tử. Ông là người đã can ngăn Tổng thống Truman không ném bom cố đô vì lo sợ sẽ tàn phá ý nghĩa văn hóa của nó. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, ông Stimson không muốn Kyoto bị ném bom bởi đây từng là điểm đến cho tuần trăng mật của ông.

Cố đô Kyoto (Ảnh: iStock).

Đến thời điểm hiện tại, Nhật Bản vẫn đang là quốc gia duy nhất trên thế giới đã hứng chịu bom nguyên tử. Hai quả bom do Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8/1945 đã gây nên những tác động lâu dài đến hai thành phố này, hơn 77 năm sau vẫn còn cảm nhận được.

Nguyễn Thuận

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/cuoc-song-dam-choi-nay-loc-o-hiroshima-va-nagasaki-173397.html