Cuộc sống của 'cô bé bóng rổ' phải cắt bỏ toàn bộ thân dưới khiến triệu người xót xa giờ ra sao?

Sau vụ tai nạn 'cướp đi đôi chân', Tiền Hồng Diễm không ngừng nỗ lực vươn lên thay vì buông xuôi và đầu hàng số phận. Cuộc sống hiện tại của cô khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tiền Hồng Diễm (24 tuổi) là cô gái đầy nghị lực tới từ huyện Lục Lương, thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Quay lại thời điểm cách đây 20 năm, Hồng Diễm gặp một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng, buộc phải cắt bỏ toàn bộ phần thân dưới mới có thể giữ được mạng sống.

Cú sốc này khiến Hồng Diễm từ một côc bé hồn nhiên, hoạt bát trở nên ít nói và trầm tính hơn. Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 2003, cô kể lại: “Lúc tỉnh dậy cháu thấy chân mình rất lạnh. Cháu bảo mẹ xỏ giày cho nhưng mẹ không nói gì, chỉ thấy 2 hàng nước mắt chảy xuống. Sau đó cháu nhận ra cả cuộc đời này không còn cơ hội xỏ giày nữa".

Tiền Hồng Diễm lúc nhỏ với "đôi chân" đặc biệt.

Tiền Hồng Diễm lúc nhỏ với "đôi chân" đặc biệt.

Hồng Diễm cũng cho hay, đã có những lúc cô thấy chạn lòng khi nhìn bạn bè đồng trang lứa có thể chạy nhảy tung tăng, nô đùa cùng nhau. Tuy nhiên, nhờ sự động viên của thầy cô và bạn bè, Hồng Diễm dần lấy lại sụ tự tin trong cuộc sống.

Gia đình Hồng Diễm làm nông, kinh tế khó khăn nên không cách nào giúp cô lắp chân giả. Thương cháu, ông của Hồng Diễn đã cắt một quả bóng rổ rồi lắp vào thân dưới cháu gái, đồng thời làm thêm 2 tay chống bằng gỗ. Nhờ có bệ đỡ cơ thể vững vàng, Hồng Diễm di chuyển dễ dàng hơn.

Thời gian đầu, mọi thứ còn khó khăn nhưng Hồng Diễm nhanh chóng thích nghi với việc di chuyển bằng “đôi chân” đặc biệt và thay 8 quả bóng rổ trong vòng 5 năm. Năm 2005, loạt ảnh cô đi trên “đôi chân” bóng rổ được chia sẻ, thu hút sự chú ý cực lớn của dân mạng. Biệt danh “cô bé bóng rổ” ra đời từ đó.

2 năm sau, Hồng Diễm nhận được đôi chân giả miễn phí đầu tiên và tới Trung tâm Nghiên cứu Phục hồi Chức năng Bắc Kinh để tiến hành điều trị phục hồi chức năng. Cũng trong thời gian này, cô được nhận vào câu lạc bộ bơi lội cấp quốc gia dành cho người khuyết tật.

Hồng Diễm tập làm quen với đôi chân giả.

Thời gian đầu, Hồng Diễm vẫn chưa quen với việc bơi mà không có nửa thân dưới nên việc tập luyện rất vất vả, không thể thở hay di chuyển trong nước. Vậy nhưng, thay vì bỏ cuộc, cô ấy mỗi ngày đều dành ra 4 tiếng để tập bơi 10.000m.

Cố gắng hơn người, lại có ưu thế cơ tay, cơ bụng linh hoạt và khỏe mạnh, Hồng Diễm nhanh chóng chứng minh được năng lực của bản thân và gặt hái nhiều thành công. Điển hình là năm 2009, cô giành 1 huy chương vàng và 2 huy chương bạc ở giải thi đấu bơi lội quốc gia dành cho người khuyết tật. Năm 2010, cũng tại cuộc thi này, Hồng Diễm giành được tới 3 huy chương bạc.

Tới năm 2011, ông nội Hồng Diễm bất ngờ qua đời ngay trước ngày vòng loại Paralymic diễn ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của Hồng Diễm, kết quả, cô chỉ đạt được 1 huy chương đồng, không đủ điều kiện để bước tiếp vào vòng trong.

Suốt quãng thời gian gắn bó với bơi lội, Tiền Hồng Diễm đạt nhiều thành tích đáng nể.

Chán chường, áp lực lại mệt mỏi, Hồng Diễm quyết định trở về quê nhà, chuyến đi này kéo dài 3 năm. Nói về lý do, “cô bé bóng rổ” thừa nhận sự nổi tiếng quá sớm mang đến nhiều cơ hội nhưng kèm theo không ít áp lực. Tới năm 2014, cô quay trở lại tham gia Paralymic 2014 và bất ngờ giành chức vô địch.

Tới năm 2019, Hồng Diễm quyết định giải nghệ, sau đó xin vào làm tại một trung tâm hỗ trợ người khuyết tật. Với công việc đặc biệt này, cô có cơ hội được giúp đỡ những người có cùng cảnh ngộ.

Mặc dù năm nay đã 24 tuổi, Hồng Diễm mội khi được hỏi về bạn trai đều bẽn lẽn cho biết cô chưa nghĩ tới và sợ phải tìm bạn trai. Nói về nguyên do khiến Hông Diễm gắn bó với bơi lội, cô tâm sự: “Sau giờ học, các bạn khác có thể chạy nhảy vui đùa, còn tôi thì không. Thế nhưng lúc ở dưới bể bơi thì tôi với mọi người đều giống như nhau, và đây chính là nguyên nhân khiến tôi thích bơi lội”.

Trong khi đó, huấn luyện viên Trương, cũng là người đưa Hồng Diễm đến với bơi lội chia sẻ: Tiền Hồng Diễm rất có tiềm năng bơi lội, do sử dụng thân trên quanh năm nên sức lực ở cơ tay và cơ bụng linh hoạt hơn người bình thường, bởi vậy rất phù hợp để bơi lội”.

Hiện, Hồng Diễm đã trở thành nhân viên chinh thức của Trung tâm phục vụ người khuyết tật, luôn giữ tâm thế lạc quan và không ngừng cố gắng. Dân mạng xứ Trung thường nhắc tới Hồng Diễm như biểu tượng của nghị lực vươn lên, truyền cảm hứng cho nhiều người.

Đinh Kim (T/h)

Nguồn ĐS&PL: https://doisongphapluat.com/cong-dong-mang/cuoc-song-cua-co-be-bong-ro-phai-cat-bo-toan-bo-than-duoi-khien-trieu-nguoi-xot-xa-gio-ra-sao-a347382.html