Cuộc sống chỉ máu và nước mắt tại 'siêu nhà máy' Telsa Thượng Hải

Một phóng sự dài kỳ trên trang pingwest.com đã cho thấy cuộc sống bên trong nhà máy Tesla Thượng Hải khác xa những gì xuất hiện trên truyền thông.

Vào ngày 13/7/2018, Tesla đã ký hợp đồng với chính quyền thành phố Thượng Hải và thông báo rằng "Siêu nhà máy" sẽ được đặt tại Shanghai Lingang. Tháng 1/2019, nhà máy chính thức được đưa vào xây dựng, đến tháng 12 cùng năm, lô hàng Model 3 đầu tiên do nhà máy Thượng Hải sản xuất đã được giao hàng. Đến tháng 10/2020, Model 3 bắt đầu được xuất khẩu từ đây sang châu Âu.

Vào ngày 13/7/2018, Tesla đã ký hợp đồng với chính quyền thành phố Thượng Hải và thông báo rằng "Siêu nhà máy" sẽ được đặt tại Shanghai Lingang. Tháng 1/2019, nhà máy chính thức được đưa vào xây dựng, đến tháng 12 cùng năm, lô hàng Model 3 đầu tiên do nhà máy Thượng Hải sản xuất đã được giao hàng. Đến tháng 10/2020, Model 3 bắt đầu được xuất khẩu từ đây sang châu Âu.

Tốc độ của Tesla tại Trung Quốc đã khiến giá cổ phiếu của hãng tăng điên cuồng vào năm 2020. Tính đến ngày 23/12/2020, giá trị thị trường của Tesla đã vượt quá 610 tỷ USD. Phố Wall và Thung lũng Silicon rất hào hứng với Tesla và coi đây là "ngọn đèn thay đổi thế giới".

Tuy nhiên những gì đã xảy ra bên trong nhà máy Tesla "thần kỳ" và rực rỡ ở Thượng Hải kia, thứ khác xa với tầm nhìn "thay đổi thế giới" mà họ dành tặng cho nó lại không hề được chú ý đến.

"Để hoàn thành sản xuất, Tesla đang hạ thấp tiêu chuẩn chất lượng của chính mình một cách vô đạo đức", một số người làm việc trong nhà máy Tesla Trung Quốc chia sẻ.

Các bộ phận không đạt tiêu chuẩn sẽ biến mất theo cách không thể giải thích được. Lý do cho sự biến mất của những bộ phận kém chất lượng này trái ngược hẳn với "hình ảnh công nghệ cao" mà Tesla luôn tạo ra.

Bên cạnh đó, việc Telsa theo đuổi tốc độ sản xuất đã khiến các nhà cung cấp linh kiện không đáp ứng kịp và buộc phải hạ chất lượng sản phẩm xuống.

Do chất lượng của các bộ phận và linh kiện đã giảm, nên có nhiều vấn đề với ô tô được chế tạo tại nhà máy ở Thượng Hải và điểm tiêu chuẩn chất lượng cũng giảm theo. Nếu xuất xưởng theo tiêu chuẩn ban đầu, sẽ không có chiếc xe nào qua được khâu kiểm định chất lượng. Nhưng giải pháp của hãng không phải là nâng cao chất lượng. Thay vào đó, tiêu chuẩn của nhà máy sau khi kiểm tra toàn bộ xe đã được hạ xuống.

Tuy nhiên, những khiếm khuyết về chất lượng và những nguy cơ về an toàn này không thể ngăn cản sự khao khát của Tesla về năng lực sản xuất và sản lượng. Rõ ràng, thứ mà Tesla coi trọng nhất chính là năng suất.

Ở nhà máy của Telsa, công nhân buộc phải chấp hành những công việc vô lí mà cấp trên đã chỉ thị. Sản lượng của Telsa tăng vọt và giữ ở mức cao nhưng chủ yếu lại nhờ lao động chân tay nặng nhọc. Quyền lợi của công nhân bị thu hẹp nhanh chóng và môi trường làm việc ngày càng khắc nghiệt cũng khiến người lao động nản lòng.

Ở Tesla, những người làm ca tối không có bánh bao, thậm chí không có đồ ăn nhẹ. Vào 8h30 hàng tối, các nhân viên Tesla làm việc ngoài giờ sẽ có thêm một bữa ăn phụ. Ban đầu nó là cơm hộp, sau đó được đổi thành mì gói, cuối cùng là thay trực tiếp bằng bánh mì để tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

Dần dần, người lao động không còn mong đợi được ăn ngon, như đồ Tây, đồ Hoa, đồ Malaysia, đồ Thái, đồ Nhật như các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài nơi họ làm việc trước đây. Đôi khi, thậm chí những chiếc bánh mì họ nhận được cũng đã hết hạn sử dụng.

Telsa dần dần đã hủy bỏ gần hết những quyền lợi của công nhân như mức lương, tiền trợ cấp, hệ thống khuyến khích bằng vốn chủ sở hữu đối với nhân viên bình thường bằng cổ phiếu. Điều đó khiến rất nhiều công nhân quyết định không thể làm việc ở đây thêm nữa.

Thùy Dung

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cuoc-song-chi-mau-va-nuoc-mat-tai-sieu-nha-may-telsa-thuong-hai-1481368.html