Cuộc săn lùng tội phạm nghệ thuật trong các băng đảng mafia

VH- Việc phát hiện ra hai bức tranh của Van Gogh bị đánh cắp trong một ngôi nhà gần Pompeii trong một cuộc điều tra về tập đoàn tội phạm ở Neapolit Camorra cho thấy một cái gì đó đang gây ngạc nhiên: rằng các băng đảng Ý, theo cách riêng của họ, nghệ thuật rất đáng giá.

Một trong số bức tranh của Van Gogh bị đánh cắp

Tội phạm khao khát tác phẩm nghệ thuật như ma túy

Sau khi biến mất trong hơn một thập kỷ sau cuộc đột kích vào Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam vào năm 2002, tác phẩm đầu tiên của Van Gogh “View of the Sea in Scheveningen” (Quan sát biển Scheveningen) (1882) và “Rời bỏ Giáo hội Cải cách tại Nuenen” (1884) đã xuất hiện tại nhà kẻ buôn bán ma túy ở Castellammare di Stabia, một thị trấn ven biển được biết đến là một căn cứ của Camorra.

Mới đây, 20 nhân viên của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã xâm nhập khu vườn của Roberto Gentile, một mafia của thập niên tám mươi, để tìm kiếm các bức tranh. Chúng không có tại đó nhưng như luật sư của Gentile thừa nhận, những nhân viên FBI “có một niềm tin sâu sắc rằng, ông ta sở hữu nghệ thuật”.

Thật là ngốc khi cho rằng, mafia là một sự kết hợp của những người yêu nghệ thuật trong bất kỳ nghĩa thông thường. Francesco Marino Mannoia, một “siêu nhân” mafia, thú nhận trong một phiên xử ở Palermo vào năm 1996 rằng, ông ta đã tham gia vào vụ trộm Caravaggio, và nói rằng, ông ta và các cộng sự vụng về đã xé toạc và làm cho bức tranh trở nên xấu đi đến nỗi đã phá hỏng nó. Về tôn trọng văn hóa, vào năm 1993, mafia bị đổ lỗi cho vụ đánh bom xe bên cạnh phòng trưng bày Uffizi ở Florence làm 6 người thiệt mạng, phá hủy ba kiệt tác mà không thể phục hồi được và làm hư hại nghiêm trọng tác phẩm khác.

Vùng đất tội phạm sử dụng các bức tranh làm tài sản thế chấp hoặc tiền tệ trong các giao dịch ma túy là hoạt động chính của nó. Đây là động lực cho những tên tội phạm người Na Uy đã lấy cắp bức “The Scream” (Tiếng thét) từ bảo tàng Munich vào năm 2004 và có vẻ như là trong trường hợp của Van Gogh, những bức tranh đã được tìm thấy trong cuộc điều tra ma túy. Mặt khác, có một điều gì đó gây bối rối về sự khát khao này mà các tay băng đảng, buôn ma túy đã dành cho nghệ thuật, vì giá trị tài chính có thể khiến một bức tranh bị đánh cắp thực sự? Bất cứ giá nào cũng gắn liền với nó là lý thuyết thuần túy, vì nó không thể bán được trong thế giới nghệ thuật hợp pháp.

Săn lùng bọn trộm cắp tác phẩm nghệ thuật

Cuộc săn đuổi các kiệt tác nghệ thuật bị đánh cắp lần đầu tiên được kể trong hồi ký của một cựu đặc vụ FBI. Cuốn sách không chỉ đưa người đọc đi vào cái thế giới quỷ quyệt của bọn đạo tặc nghệ thuật, mà còn hé lộ cả những điều bất thường trong cơ quan FBI cũng như nhiều cơ quan an ninh khác ở Mỹ.

Bìa sách “Vô giá: Hoạt động ngầm của tôi để cứu những kho tàng bị đánh cắp trên thế giới”. Để gây sự chú ý và tạo niềm tin đối với Sunny và Laurenz - hai tên tội phạm trong lĩnh vực nghệ thuật, một đặc vụ ngầm (tạm gọi là X) của FBI mang sáu bức tranh giả mạo đến cho chúng xem, sau đó tranh được chở trên chiếc Rolls Royce gắn kính chống đạn của tên Laurenz đến chiếc du thuyền Stagehand cũng của FBI để chào bán. Trên chiếc du thuyền lộng lẫy đi dọc bến cảng Miami từ sáng cho đến chiều tối, những nhân viên FBI giả trang thành người hầu phục vụ thịt bò nướng lòng đào và rượu champagne, còn các đặc nhiệm nữ mặc bikini nhảy nhót và ăn dâu tây, trong khi đó đội trưởng đội đặc nhiệm giám sát mọi việc trên du thuyền qua máy thu hình. Những bức tranh giả được chào bán cho một đặc vụ giả dạng thành một trùm ma túy Colombia và được trả với giá 1,2 triệu USD qua chuyển khoản ngân hàng, cộng thêm một gói nhỏ kim cương và những đồng vàng Krugerrands lấy từ các kho tang vật của FBI. Khi rời khỏi du thuyền, đặc vụ X đưa một vài đồng tiền vàng cho Laurenz và mấy viên kim cương cho Sunny. Chúng bị tóm gọn sau đó. Các băng nhóm tội phạm có tổ chức đang tăng cường nhắm mục tiêu là các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ ở Anh. Hiệp hội các cảnh sát trưởng (ACPO) của Anh cho hay, xu hướng các băng nhóm tội phạm có tổ chức nhắm tới các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày ở các bảo tàng, thư viện, kho lưu trữ và các bộ sưu tập tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh. Các số liệu thống kê của cảnh sát cho thấy, tổng giá trị các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ đã bị đánh cắp lên đến hơn 483 triệu USD một năm, đứng thứ 2 chỉ sau hoạt động buôn bán ma túy.

Trước thực trạng này, cảnh sát và tổ chức Di sản Anh cho biết, họ sẽ công bố một chiến lược mới để giải quyết loại tội phạm trộm cắp các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Kế hoạch của họ bao gồm cả việc xây dựng một hệ thống dữ liệu tình báo quốc gia và tăng cường thêm các cảnh sát viên chuyên trách.

NGUYỄN HƯNG (Theo theguardian)

Nguồn Báo Văn hóa: http://baovanhoa.vn/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/cu%E1%BB%99c-s%C4%83n-l249ng-t%E1%BB%99i-ph%E1%BA%A1m-ngh%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-trong-c225c-b%C4%83ng-%C4%91%E1%BA%A3ng-mafia