Cuộc đua hút khách của ngân hàng thời hậu dịch

Khi thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến hơn, nhiều ngân hàng chọn chiến lược tập trung phát triển số hóa dịch vụ để đón đầu xu hướng mới của khách hàng.

Việc giãn cách xã hội được áp dụng trên quy mô cả nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc không giao dịch trực tiếp lại trở thành nhân tố thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng nhanh.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2020 tăng 21% so với cùng kỳ 2019. Tổng số lượng giao dịch qua hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử trong quý I tăng 81% về số lượng và 145% về giá trị so với cùng kỳ.

Miễn, giảm nhiều loại phí cho khách hàng

Ngay từ tháng 2, Ngân hàng nhà nước đã 2 lần liên tiếp chỉ đạo Công ty Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), các ngân hàng thương mại thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ thanh toán, nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân.

Để hỗ trợ tốt nhất cho người tiêu dùng, tất cả ngân hàng đều đã thực hiện chính sách miễn/giảm phí cho khách hàng đối với giao dịch giá trị nhỏ từ 2 triệu đồng trở xuống. Khoảng 63% giao dịch thanh toán của khách hàng qua giao dịch thanh toán liên ngân hàng 24/7 qua Napas được áp dụng miễn hoặc giảm phí.

Ước tính tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán mà các ngân hàng miễn, giảm cho khách hàng đến hết năm 2020 sau 2 đợt giảm phí khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

Với HDBank, ngân hàng đã áp dụng giảm phí chuyển tiền cho các giao dịch từ 500.000 đồng trở xuống lên đến 30% khi giao dịch qua ATM, Internet Banking hay Mobile Banking.

Số hóa dịch vụ để giữ chân khách hàng

Tại buổi họp báo phát động sự kiện Ngày không tiền mặt mới đây, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán của Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh xây dựng hệ sinh thái số là một trong những yêu cầu tiên quyết với các ngân hàng thương mại để giữ chân và thu hút khách hàng.

 Nhiều giao dịch thực hiện tại quầy nay đã xuất hiện trên hệ thống ngân hàng điện tử của các nhà băng. Ảnh: HDB.

Nhiều giao dịch thực hiện tại quầy nay đã xuất hiện trên hệ thống ngân hàng điện tử của các nhà băng. Ảnh: HDB.

Theo các chuyên gia tài chính quốc tế, việc phát triển các mô hình ngân hàng số là xu hướng tất yếu. Việc số hóa dịch vụ ngân hàng giúp các nhà băng tăng thị phần cho những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống; tiết giảm chi phí; mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ mới; trở nên linh hoạt hơn.

Với người tiêu dùng, việc sử dụng ngân hàng số giúp họ tránh sự bất tiện khi không phải đến các chi nhánh, phòng giao dịch; tiết kiệm phí dịch vụ; tiếp cận sản phẩm và dịch vụ mới; tiết kiệm phí dịch vụ; kiểm soát giao dịch.

Không chỉ tự phát triển các dịch vụ số, nhiều ngân hàng còn tích cực hợp tác với những đơn vị trung gian thanh toán, đặc biệt là các ví điện tử để dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vươn xa hơn đến những cửa hàng nhỏ lẻ mà hệ thống ngân hàng không thể bao phủ toàn bộ.

Là một trong những ngân hàng đón đầu xu hướng chuyển đổi số, HDBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tham gia kết nối và xử lý các giao dịch tài trợ thương mại trên nền tảng ứng dụng blockchain thông qua việc tham gia Sàn Giao dịch Điện tử Tài trợ Thương mại TradeAssets và chính thức gia nhập Contour - mạng lưới tài chính thương mại mở, nhằm mục đích tăng cường khả năng tài trợ thương mại trên nền tảng số vào đầu tháng 06/2020.

Song song đó, HDBank cũng là ngân hàng tiên phong triển khai mở tài khoản doanh nghiệp online.

Ngoài ra, HDBank đẩy mạnh phát triển ứng dụng trên điện thoại thông minh phục vụ nhiều nhu cầu của khách hàng từ thanh toán hóa đơn định kỳ điện, nước, điện thoại, học phí, giao dịch thương mại điện tử, đặt vé máy bay, vé tàu, vé xem phim, đặt phòng khách sạn đến thực hiện các giao dịch tài chính chuyên sâu như chuyển tiền nhanh 24/7, kiểm tra số dư và lịch sử giao dịch, gửi tiền tiết kiệm, vay tiền online, tất toán khoản gửi hoặc vay.

HDBank đồng thời liên kết với nhiều ví điện tử phổ biến trên thị trường như Zalo Pay, Momo, Moca, True Money để giúp khách hàng trải nghiệm thuận tiện hơn với các giao dịch tài chính không dùng tiền mặt.

HDBank luôn tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số, khuyến khích khách hàng tăng cường giao dịch online, thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng triển khai nhiều ứng dụng, tiện ích và chương trình ưu đãi giúp khách hàng chủ động thực hiện các giao dịch giải ngân, thanh toán tự động, kiểm tra thông tin lãi suất, cân đối và chủ động tài chính trên nền tảng thiết bị điện tử hoặc điện thoại thông minh. Từ đó, khách hàng có thể giao dịch từ xa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Để biết thêm thông tin chi tiết về các ưu đãi và gói hỗ trợ của HDBank, độc giả xem chi tiết tại đây.

https://www.hdbank.com.vn/

Vân An

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cuoc-dua-hut-khach-cua-ngan-hang-thoi-hau-dich-post1094743.html