Những hình ảnh đặc biệt về đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918

Hơn 100 năm trước, vào năm 1918, thế giới đã trải qua một đại dịch tàn khốc nhất - được gọi là bệnh cúm Tây Ban Nha, cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người trên thế giới.

Hơn một thế kỷ trước, vào tháng 3/1918, ca mắc cúm đầu tiên đã được ghi nhận. Mặc dù không biết rõ nguồn gốc của dịch bệnh, nhưng nhiều người cho rằng nó đã được lan truyền qua các đợt chuyển quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Hơn một thế kỷ trước, vào tháng 3/1918, ca mắc cúm đầu tiên đã được ghi nhận. Mặc dù không biết rõ nguồn gốc của dịch bệnh, nhưng nhiều người cho rằng nó đã được lan truyền qua các đợt chuyển quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Vì sao lại có tên Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918? Trong Thế chiến thứ nhất, báo cáo ban đầu về tình hình dịch bệnh ở Đức, Anh, Pháp và Mỹ đã được kiểm duyệt để giữ tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, các báo lại được tự do đưa tin về dịch cúm ở Tây Ban Nha, điều này tạo ra một sự lầm tưởng rằng Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Sau khi dịch cúm lây lan tới nhiều quốc gia trên toàn cầu, vũ trường, rạp chiếu phim bị đóng cửa, các sự kiện lớn tập trung đông người đã bị hủy bỏ để ngăn chặn sự lây lan của virus cúm.

Đeo khẩu trang là điều bắt buộc khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Người điều khiển tàu điện có quyền từ chối phục vụ những hành khách không đeo khẩu trang.

Số ca mắc bệnh gia tăng theo cấp số nhân đã khiến các bệnh viện quá tải. Bởi vậy, cộng đồng đã phải xây dựng các bệnh viện dã chiến. Nhiều tòa nhà công cộng và nhà ở tư nhân cũng được sử dụng làm bệnh viện dã chiến. Trong ảnh là một khu lều dã chiến để điều trị cho bệnh nhân mắc cúm.

Do thiếu kiến thức về virus, nhiều nơi đã cho bệnh nhân uống cả rượu. Các bác sĩ cho bệnh nhân uống champagne để họ đỡ buồn nôn. Một y tá ở Chicago cho biết, do có quá nhiều bệnh nhân nên họ chỉ cho mỗi người một chút rượu nóng.

Để ngăn ngừa lây nhiễm virus cúm, nam giới đã súc miệng bằng muối và nước.

Một phiên tòa của tòa án ở San Francisco phải tổ chức ngoài trời, trong một công viên do đại dịch cúm.

Giống như đại dịch Covid-19 hiện nay, những người mắc bệnh cúm cũng phải cách ly. Giường của các bệnh nhân được sắp xếp ngược chiều với nhau để hơi thở của bệnh nhân này không hướng vào mặt bệnh nhân khác.

Do quá nhiều bác sĩ đã phục vụ cho chiến tranh, các thành phố đã kêu gọi các y tá tình nguyện để điều trị cho bệnh nhân cúm.

Biển báo hướng dẫn trong đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 bao gồm không khạc nhổ trên đường phố, sử dụng khăn tay để che khi ho và hắt hơi, không tụ tập đông người, không sử dụng khăn tắm chung và uống chung cốc,...

Vào giai đoạn đại dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát, hầu hết người dân không thể làm việc tại nhà như hiện nay trong đại dịch Covid-19. Bởi vậy, họ buộc phải đến văn phòng làm việc.

Sự lây lan nhanh chóng của đại dịch cúm khiến số người tử vong tăng cao. Nhà xác trở nên quá tải, nhiều gia đình phải sử dụng thùng để đựng thi thể người thân do không có quan tài.

Bệnh cúm được cho là ảnh hưởng nặng nề nhất đến người già và trẻ em, nhưng do tình trạng suy dinh dưỡng vào năm 1918, bệnh viện quá tải và vệ sinh kém đã thúc đẩy bội nhiễm vi khuẩn, khiến hầu hết các bệnh nhân tử vong là người trẻ tuổi.

Một kiểu khẩu trang chống bệnh cúm vào năm 1918./.

CTV Mai Trang/VOV.VN (biên tập) Theo Stars Insider

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/ho-so/nhung-hinh-anh-dac-biet-ve-dai-dich-cum-tay-ban-nha-nam-1918-894926.vov