Cuộc đời phi thường của nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel

Nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel danh giá là Marie Curie. Không chỉ 1 giải, bà còn là người đầu tiên trên thế giới đạt 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau là Vật lý và Hóa học.

Marie Curie (1867 - 1934) là một trong những nhà khoa học thành công và nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong số này, bà được nhiều người nhớ đến là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel.

Marie Curie (1867 - 1934) là một trong những nhà khoa học thành công và nổi tiếng nhất mọi thời đại. Trong số này, bà được nhiều người nhớ đến là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel.

Nhà khoa học người Ba Lan Marie Curie dành được giải Nobel đầu tiên trong đời là vào năm 1903. Khi ấy, bà cùng chồng là Pierre Curie và nhà nghiên cứu Henri Becquere cùng được trao giải Nobel Vật lý.

Không chỉ là nữ khoa học gia đầu tiên đạt giải Nobel, Marie Curie còn là người đầu tiên trên thế giới đạt 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.

Sau khi nhận giải Nobel Vật lý, nhà khoa học Marie Curie tiếp tục thực hiện công trình nghiên cứu và thành công trong việc tìm ra 2 nguyên tố phóng xạ radium và polonium.

Trong số này, nguyên tố polonium được nhà khoa học Marie Curie đặt tên để tưởng nhớ quê hương Ba Lan - nơi bà chào đời. Nhờ thành tựu này, Marie Curie được trao giải Nobel Hóa học vào năm 1911.

Không chỉ là một nhà khoa học tài năng, Marie Curie còn là một người mẹ tài giỏi. Dưới sự chăm sóc, dạy dỗ của bà, người con gái đầu lòng Irène Curie tiếp nối niềm đam mê hóa học của bố mẹ trở thành nhà khoa học xuất sắc.

Irène Curie làm phụ tá cho mẹ ở Viện Nghiên cứu Radium, Paris, Pháp sau khi tốt nghiệp trung học. Về sau, người con của Marie Curie cùng chồng thực hiện nghiên cứu về phóng xạ tự nhiên, phóng xạ nhân tạo và vật lý hạt nhân.

Với công trình này, vợ chồng Irène Curie đoạt giải Nobel Hóa học vào năm 1935.

Bên cạnh niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Marie Curie gây tiếng vang với việc nảy ra ý tưởng sử dụng tia X để chẩn đoán tình hình chấn thương của binh sĩ cũng như điều trị cho họ trong Thế chiến 1.

Do nhiều bệnh viện không có máy chụp X-quang nên nhà khoa học Marie Curie thiết kế một chiếc xe tải có trang bị thiết bị trên để có thể di chuyển đến nhiều nơi khác nhau. Nhờ nỗ lực của bà, hơn 1 triệu binh sĩ được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo History)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/tri-thuc-viet-toan-cau/cuoc-doi-phi-thuong-cua-nu-khoa-hoc-gia-dau-tien-dat-giai-nobel-1516704.html