Cuộc đời đầy bi kịch của 4 thần đồng nước Nga

Nadya từng mơ ước mình sẽ trở thành họa sĩ hoạt họa, nhưng giấc mơ ấy không trở thành hiện thực. Thần đồng trẻ đã qua đời đột ngột do chứng xuất huyết não từ một tình trạng khuyết tật bẩm sinh trong các động mạch não ở tuổi 17, thời điểm Nadya còn đang đi học.

Thi sĩ Nika Turbina

Thần đồng Nika Turbina (1974-2002), biết sáng tác thơ tình dành cho người lớn từ năm lên 4 tuổi.

Thần đồng Nika Turbina (1974-2002), biết sáng tác thơ tình dành cho người lớn từ năm lên 4 tuổi.

Cô gái gốc người Crimea, Nika Turbina, từng được ngợi ca là “Anna Akmatova thứ hai”, cô là một trong những

nhà thơ quan trọng nhất của nước Nga. Nhưng định mệnh đã phủ bóng đời cô.

Tài năng văn chương của Nika bộc lộ từ rất sớm khi chỉ mới lên 4 tuổi, cô bé bắt đầu viết những vần thơ và đọc cho cha mẹ mình. Đó không thuần là những bài thơ mà trẻ con thường sáng tác mà là những vần thơ tình dành cho người lớn. Tài thơ của Nika Turbina nhanh chóng được phát hiện và cô bé nhận được vô số giải thưởng.

Khi Nika Turbina lên 9 tuổi, cô bé đã cho xuất bản tập thơ đầu tay mang tiêu đề “First Draft” ở thủ đô Moscow. Tập thơ nhanh chóng được dịch sang 12 thứ tiếng và đã đoạt được giải thưởng Sư tử vàng ở Venice (Ý).

Đằng sau ánh hào quang rực rỡ thì có một thực tế mà rất ít người biết rằng thần đồng thơ Nika Turbina bị mắc chứng hen phế quản, bệnh ngày càng trở nặng và việc điều trị không hiệu quả đã khiến cô rơi vào mất ngủ và

trầm cảm mãn tính. Turbina tếu táo rằng cô thích tự gọi mình là “Dạ nhân” (Người đêm) và lý giải về tên gọi này: “Chỉ khi đêm về, tôi mới cảm thấy mình được thế giới bảo vệ khỏi tiếng ồn, đám đông và cả bệnh tật của mình”.

Nhiều năm trôi qua, nhà thơ thần đồng Nika Turbina năm nào đã trưởng thành và cô cũng ít quan tâm tới khán giả như thời cô còn là cô bé tài năng. Turbina cố gắng trở thành một người bình thường, cô lấy chồng và học nghề quay phim. Nhưng sự đời lắm chông gai, những năm cuối đời Nika Turbina bập vào ma túy và rượu chè.

Và ngày 11/5/2002, nhà thơ tài năng Nika Turbina, 27 tuổi, đã rơi từ cửa sổ căn hộ tầng 5 xuống đất. Cho đến nay, vẫn không rõ đó là một vụ tự tử hay là một tai nạn.

Họa sĩ Nadya Rusheva

Thần đồng Nadya Rusheva (1952-1969), biết sáng tác tranh từ khi còn rất nhỏ.

Những tác phẩm đầu tay của họa sĩ nhí Nadya Rusheva đã được vẽ nên trong lúc người cha đang say sưa đọc chuyện cổ tích cho con gái. Thực ra, Nadya không tham gia học ở lớp vẽ nào, nhưng kỹ thuật và cảm xúc phong cách sáng tác của cô bé đã gây ấn tượng cho các chuyên gia hội họa giàu kinh nghiệm.

Năm 12 tuổi, Nadya đã có buổi triển lãm mỹ thuật đầu tiên, tiếp theo đó tổ chức thêm 15 buổi triển lãm khác ở nhiều quốc gia trên thế giới. Lấy cảm hứng từ tác phẩm “The Master and Margarita” của nhà văn Mikhail Bulgakov, Nadya đã sáng tác ra một chuỗi các bức vẽ minh họa trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này.

Một bức minh họa trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “The Master and Margarita” của nhà văn Mikhail Bulgakov do họa sĩ Nadya Rusheva vẽ.

Sau đó, bà Elena, người vợ góa của Bulgakov, đã không tiếc lời ca ngợi những bức minh họa này là tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất mà bà từng biết. Nadya từng mơ ước mình sẽ trở thành họa sĩ hoạt họa, nhưng giấc mơ ấy không trở thành hiện thực.

Thần đồng trẻ đã qua đời đột ngột do chứng xuất huyết não từ một tình trạng khuyết tật bẩm sinh trong các động mạch não ở tuổi 17, thời điểm Nadya còn đang đi học.

Nhà toán học Pavel Konoplev

Pavel Konoplev là một thần đồng của Liên Xô mà tên tuổi nổi tiếng vào thập niên 1980. Mới lên 3 tuổi, cậu bé Pavel đã có thể làm được những phép toán rất phức tạp. Năm lên 5 tuổi, Pavel đã chơi thành thạo đàn dương cầm. Năm lên 8 tuổi, cậu bé Pavel đã tỏ ra khá am tường môn vật lý.

Dù có nhiều thành tích giỏi giang, nhưng Pavel hãy còn là đứa trẻ và thậm chí cậu bé còn hay viết thư xin quà của Ded Moroz (ông già Noel của Nga). Quyết định sẽ tận hiến cả đời mình cho sự nghiệp toán học, thần đồng Pavel Konoplev ghi danh theo học tại Đại học công Moscow vào năm mới 15 tuổi. Pavel chính là một trong số những người đầu tiên phát triển các chương trình máy tính thời kỳ đầu của Liên Xô.

Thần đồng toán học Pavel Konoplev, tài hoa rực rỡ nhưng chỉ sống trên đời đúng 29 năm.

Nhưng thành công trong cuộc đời của Pavel đã bị xóa sổ bởi những chứng rối loạn tinh thần nghiêm trọng và buộc nhà toán học tài ba phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế. Buồn thay, những ngày tháng cuối cùng trong đời mình, Pavel đã ở tại một phòng khám tâm thần và qua đời năm 29 tuổi bởi một cục máu đông ngay trong động mạch phổi.

Họa sĩ tranh thiếu nhi Sasha Putrya

Một bức vẽ sống động của thần đồng Sasha Putrya.

Trong suốt 11 năm của cuộc đời ngắn ngủi, họa sĩ nhí Sasha Putrya đã sáng tạo ra hơn 2.000 tác phẩm. Cha của Sasha là một họa sĩ và ông muốn con gái nối nghiệp mình. Sasha vẽ về những người mà cô bé gặp gỡ, từ các nhân vật tiểu thuyết mà cô bé đọc, những bức vẽ về động vật mặc quần áo như con người, ngay cả bức vẽ bà Mary (mẹ đẻ của chúa Jesus).

Năm 1986, Sasha tình cờ xem bộ phim Ấn Độ mang tiêu đề “Disco Dancer” và ngay lập tức đã “phải lòng” với xứ sở đó. Cô bé vẽ một bức tranh chân dung về Indira Gandhi cũng như những bức vẽ về đàn ông và đàn bà trong trang phục Ấn Độ và tự xem mình là một cô gái Ấn. Cô bé luôn mang bức tranh chân dung Mithun Chakraborty bất kỳ khi nào cô muốn.

Thần đồng Sasha Putrya (1977-1989), chỉ sống đúng 11 năm, nhưng biết nói 7 thứ tiếng và vẽ được hơn 2.000 tác phẩm.

Không may là ở tuổi lên 5, Sasha được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Sasha vẫn lạc quan để sống và sáng tác suốt 6 năm sau đó trước khi qua đời vào năm 1989. Nhưng, di sản của Sasha Putrya đã không hề bị lãng quên. Trong khoảng thời gian 1989-2005, đã có 112 buổi triển lãm cá nhân trưng bày những tác phẩm của Sasha lúc sinh thời.

Các bức vẽ sống động của thần đồng Sasha đã được công bố ở Áo và Poltava (Ukraine), ngày nay nơi này dùng làm Phòng trưng bày nghệ thuật tranh thiếu nhi của Sasha Putrya. Những họa sĩ trẻ ngày nay có mấy ai thành công hơn Sasha: khi sinh thời thần đồng hội họa có thể nói lưu loát 7 thứ tiếng!

Theo Nguyễn Thanh Hải/Công an Nhân dân

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/cuoc-doi-day-bi-kich-cua-4-than-dong-nuoc-nga/20200811084812482